Ảnh các loại hoa phong lan rừng tuyệt đẹp ở Việt Nam

đại ý thảo trắng
đại ý thảo trắng

Hoa lan rừng khi mang về trồng trong môi trường nhà ở nếu bị ánh nắng trực tiếp, nhất là nắng quá chiều sẽ gây lụi tàn nhanh chóng dù lan được cung cấp đầy đủ nước và khoáng hòa tan.

Hoa phong lan rừng

Bụi lan Giả hạc màu tím rất ấn tượng là bụi lan chiếm được nhiều cảm tình nhất, cành thòng xuống dài gần chạm đất. Tiếp đó là những bụi lan kim điệp vàng tươi bám chắc trên thân gỗ mục.Bụi lan Ý thảo màu trắng tuyền của nghệ nhân Quốc Anh (Lâm Đồng) được coi là một “tuyệt sắc giai nhân” không thể không nhắc đến. Đây là bụi lan Ý thảo đột biến, vô cùng quý hiếm, được định giá lên đến hàng chục ngàn đô la Mỹ. Va tiếp đó là bụi long tu, cánh hoa màu trắng hồng rất dễ thương hiện còn hàng trăm nụ chuẩn bị bung nở trong những ngày tới. 

Ngoài những giống phong lan trên, khu lan rừng còn có sự góp mặt của nhiều loại lan Ngọc Điểm, đặc biệt là sự có mặt của Tiểu Hồ điệp – một giống lan rừng nguyên thủy vô cùng quý giá và đắt giá.

 

Sau đây là một số hình ảnh của phong lan rừng đẹp

phong lan rừng trong hội hoa xuân 2013

lan long tu

phong lan rừng trong hội hoa xuân 2013

lan giả hạc

phong lan rừng trong hội hoa xuân 2013

lan giả hạc thòng xuống gần chạm đất

 phong lan rừng trong hội hoa xuân 2013

lan ý thảo đột biến trắng tuyền

phong lan rừng trong hội hoa xuân 2013

lan kim điệp

phong lan rừng trong hội hoa xuân 2013

phong lan rừng trong hội hoa xuân 2013

tiểu hồ điệp

phong lan rừng trong hội hoa xuân 2013

lan ngọc điểm đài loan màu cà rốt

phong lan rừng trong hội hoa xuân 2013

Lan ngọc điểm đai châu rừng

phong lan rừng trong hội hoa xuân 2013

Lan ngọc điểm đột biến trắng tuyền

phong lan rừng trong hội hoa xuân 2013

phong lan rừng trong hội hoa xuân 2013

phong lan rừng trong hội hoa xuân 2013

lan rừng của nước ngoài

 

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Hoa lan Việt Nam 03

 

Kỹ thuật đơn giản trồng hoa lan rừng

Khi người “chơi hoa” mua hoa lan về nuôi trồng trong môi trường nhà thường gặp nhiều khó khăn như cây không phát triển, héo rũ, không ra hoa. Độc giả Ô Kim Duy chia sẻ với VnExpress kinh nghiệm về kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa lan rừng để người yêu hoa có những giò lan phong cách tự nhiên, hoang dã và không gì khác là lan rừng.

“Theo kinh nghiệm dân gian, muốn cho lan sinh trưởng tốt, môi trường thuận lợi nhất cho lan bám vào cây tươi nơi thoáng gió, ít ánh sáng chói. Vì vậy, khi lan đưa vào trồng trong chậu cần chăm sóc từ từ cho cây quen dần, không bón thúc phân hóa học quá sớm. Lúc lấy lan rừng cần bóc cả vỏ gỗ mục (loại lan đang sống) bó lại để nơi thoáng mát, ngày tưới vài ba lần bằng cách phun sương đều cả lá thân rễ. Chăm sóc cho lan một tháng rồi chiết thành nhánh trồng vào giò. Chú ý lót giò bằng mùn cưa hay xơ dừa đều không được nén chặt. Tránh để ánh nắng gay gắt, thỉnh thoảng đưa lan ra ngoài trời đêm. Chơi lan không nên bón nhiều phân hóa học, chỉ cần đủ nước, ánh sáng và không gian phù hợp là cây phát triển tốt.

Việc thay chậu hoa lan là một việc làm cần thiết vì các loại hoa được trồng trong chậu sau một thời gian thường có nhiều rễ bị thối, giá thể bị mục, rêu bám đầy chậu là môi trường thích hợp cho các loài sâu bệnh hoạt động. Chậu không còn đủ đáp ứng nhu cầu vệ sinh trường và phát triển của cây vì thế việc thay chậu phải được tiến hành định kỳ. Biểu hiện eần phải thay chậu lan là:

Kích thước mất cân đối giữa cây và chậu

+ Giá thể bị hư mục.

+ Rễ bị thối nhiều.

+ Rêu bám đầy chậu.

Định kỳ khoảng 2 năm để thay chậu có thể áp dụng cho hầu hết các loài.

Mùa thay chậu:

Tùy địa phương và vườn lan hiện có, điều kiện về trang thiết bị có được của vườn, loại lan mà công việc thay chậu có thể tiến hành bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên tốt hơn hết là, tiến hành thay chậu vào đầu mùa tăng trưởng của từng loài, kết hợp đồng thời với nhân giống bằng phương pháp tịch chiết. Nhìn chung đầu mùa mưa rất lý tưởng cho việc thay chậu của hầu hết các loài.

Các cách thay chậu:

Nêu chậu làm bằng chất liệu tốt, cây không mất cân đối rễ không bị thối việc thay chậu được tiến hành như sau: Dùng một vòi nước khá mạnh, phun vào giá thể để thổi tróc những chất mùn lắng đọng ở đây, sau đó dùng kẹp gắp bỏ tất cả những giá thể hiện có trong chậu như gạch, than vụn, nhúng chậu vào dung dịch có pha thuốc ngừa rêu. (Vài giọt consan 20 trong 4 lít). Cuối cùng rửa cây và chậu một lần cuối. Đặt chậu vào chỗ thật thoáng, mát và ẩm, phun dung dịch hocmon thương mại (1 – 2 giọt trong 4 lít) gồm B1 + ANA, một tuần lễ sau đặt giá thể mới vào chậu.

Có thể đập bỏ chậu cũ, chỉ chừa lại những phần có rễ bám chặt hay ngâm hẳn chậu lan vào dung dịch thuốc ngừa rêu trong 30 phút sẽ làm cho cây tróc hắn ra khỏi chậu. Sau đó ta cột chặt cây lan vào chậu mới rồi treo vào chỗ thoáng mát và trình tự tiến hành như đã nói trên.

Nếu chậu là một cây lan nhổ vừa phát triển lớn, có thể bỏ hẳn cây và chậu nhỏ vào trong một chậu mới lớn hơn.

Khi muốn lan ra hoa bất thường, vào dịp tết chẳng hạn, thì bón phân qua lá dành riêng cho lan. Song cần rất hạn chế bón thúc cho hoa vì sau mỗi đợt bón như vậy cây sẽ yếu sức. Tốt nhất là cách hai tháng lại thay lót giò một lần bằng xơ dừa mạt cưa. Hoa tàn thì cắt ngay cuống lá để tập trung dinh dưỡng nuôi cây lại sức. Tưới nước nhẹ đều đặn ngày vài ba lần là cây sống khỏe không cần bón phân.

Chăm sóc

Một trong những đặc điểm sinh học của lan là loài cây khó tính ở chỗ lan có khả năng chịu cớm cao, ưa ẩm và bóng râm nhưng nếu thiếu ánh sáng cũng giảm năng suất và phẩm chất. Nếu lan bị ánh nắng trực tiếp nhất là nắng quá chiều sẽ gây lụi tàn nhanh chóng mặc dù vẫn được cung cấp đầy đủ nước và khoáng hòa tan. Để phòng ngừa tác hại của nắng hạn đối với lan, ta cần chủ động tiến hành một số biện pháp sau:

Đối với phong lan: Không để cho nắng trời trực tiếp chiếu vào giỏ, bụi lan và toàn bộ giá thể (lồng lan), đặc biệt “kỵ” với nắng quái chiều và gió Tây (gió Lào). Nếu trồng đại trà thì phải làm giàn bằng lưới nilon có lỗ để lan vẫn quang hợp được. Chú ý phun tưới (tốt nhất là phun sương mù nhân tạo) toàn bộ cây và giá thể theo kinh nghiệm “2 ướt 1 khô” trong ngày đó là vào các thời điểm trước bình minh và sau hoàng hôn. Lượng nước vừa đủ làm mát cây, ướt rễ và dự trữ.

Đối với địa lan: Chăm sóc như đối với phong lan, cần chú ý đảm bảo đất nền tơi xốp, nhiều mầu ở thể hữu cơ đang hoai mục là tốt nhất. Nên bổ sung từ 10-20% vụn gỗ mục (cả vỏ), 10-20% (theo khối lượng tổng thể) các mẩu than gỗ nhỏ luôn ẩm (nhưng không ướt sũng) để nhử rễ ăn ra mà ta quen gọi là hồ rễ. Tránh gió khô, gió lùa qua phần nổi của cây. Làm mát đất bằng phun tưới nước loang theo bóng tán. Cần loại bỏ ngay những lá già (úa vàng) ngăn chặn sâu bệnh bội nhiễm, tỉa các cành khô, rễ hết chức năng hấp thụ hơi nước và cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm nuôi cây.

Không nên dùng NPK- loại dùng cho cây hoa màu, cây lương thực bón cho lan. Để cây tươi lâu đẹp bền, hoa sai thắm màu, hương đậm có thể thúc cho lan (phun tưới toàn bộ giá thể) nước gạo mới vo, nước ngâm tro hoai và rắc xỉ than (nguồn phân vi lượng tổng hợp). Nếu có điều kiện lấy bông (hoặc vải bông cotton) nhúng vào dung dịch glicerin 10- 15% cuốn vào cổ rễ lan để giữ ẩm.

Giới thiệu nhatkhoa 2102 bài viết
Cảm ơn bạn đã xem qua bài viết! Nếu bạn cần mua lan vui lòng liên hệ Anh Châu - 090 3166673 - 0923 266 299 ĐỊA CHỈ: 196 Trịnh Đình Trọng Phường Phú Trung, Quận Tân Phú, Tp Hồ Chí Minh

3 bình luận

  1. Chao a Chau ! May nguoi ban dem ve cho Minh mot so Chung loai lan rung , Minh da xu ly ngam Thuoc roi va dat tren mot Cai Gia ( phoi do ) con mot so Minh dat vo hai Cai khay nho ( de trong hoa ) cho Minh hoi bay gio lam nhu the nao ? De kich thich ra re nhanh hon . Co mot so giong nhu Ngoc diem no co may re moi Minh co the dat vao Gia the hay khong ? Vi Minh trong o nha phia ban cong nha Minh thi nang Chieu ma loan rung thi khong chiu nang Chieu . Cam on Anh Chau nhieu nhe . Sang Mai Minh ghe qua mua mot so Gia the va it Phan nhan Tien gap a mot chut de tu van them . Tuan

Gửi phản hồi