Mọi năm vào tháng này thì loài Cattleya nhà tôi nở rộ. Đặc biệt là loài Cattleya hai lá ( Matina ) một loài lan trồng tương đối dễ nhất, so với những loài cattleya khác, nở rất đúng dịp Giáng sinh về . Vậy mà năm nay, chẳng thấy một Nàng nào khoe sắc với chủ nhân của nó cả, mặc dù cũng làm đúng các thủ tục như mọi năm ( là bồi dưỡng ăn, uống đúng liều lượng) thế mà không rõ các Nàng ấy có ” giận”gì mình không đây!
Ngược lại các Nàng mang dòng họ Vanda thì năm nay lại đổi tính, mùa hè vừa qua đã nở rộ quá nhiều rồi, thấy nhiều nên tôi phải bấm bụng cắt hoa đem vào nhà chưng cho đỡ ghiền… bây giờ đã chuyển sang Đông mà còn thấy các Nàng còn khoe sắc ,ép các Nàng Cattleya mới lạ chứ !
Phải nói chưa năm nào trồng lan Vanda nở rộ đến như vậy. Thậm chí có cành hoa nở đến gần 30 bông. Những anh em trong giới chơi Lan khi đến nhà tôi bổng nhiên thấy “khớp” hỏi:” Sao anh có dùng thuốc gì mới không mà bây gìơ Vanda còn nở rộ vậy?” . Được trớn , tôi cũng làm le hù doạ ngay…. phân loại này đặc biệt lắm, nhất là áp dụng với dòng họ Vanda, muốn biết thì cứ mời đi nhậu rồi sẽ ” truyền bí quyết” . Trong đám chơi lan có một nguời rất mê Vanda, tụi này hay gọi là Đại nhân( Vua Vanda, vì trồng quá nhiều Vanda và đủ tất cả giống hơn nữa bun tiền mua lan như nước đổ) sưu tầm đến cả vài chục giò Vanda, vậy mà năm nay chỉ lèo tèo nở được một giò hoa thôi. Ra đến quán nhậu đã đời rồi anh ta cứ hỏi:” dùng phân gì, liều luợng như thế nào, một tuần tưới phân mấy lần cho Nàng vậy? “Tôi mới hỏi :” Hè vừa rồi nắng, nóng vậy thì anh tưới nước một ngày mấy lần” . Anh bạn bực mình và trừng mắt nhìn tôi không nhắp nháy. “Tại sao tôi hỏi anh chuyện dùng phân mà anh lại đi nói chuyện tưới nước với tôi là sao…!?Tôi mới từ tốn nói:”anh cứ trả lời tôi ,rồi mới nói chuyện tới phân chứ!”. Anh bạn ngoan ngoãn trả lời:” Hè vừa rồi như anh biết đó nắng ,nóng vậy , nên sợ Lan chết một ngày tôi tưới đến ba lần”. Tôi cười thoải mái làm anh bạn càng tức hơn. Mặt cứ hầm hầm nhìn tôi , như muốn ăn tươi ,nuốt sống vậy. Tôi mới nói tiếp :”Anh chơi Lan không được đâu?” Nghe vậy anh ta càng tức hơn .”Vì sao? Ông chơi đuợc , mà tôi không chơi được. “.”Vì anh nóng tính quá nên không chơi đuợc chứ sao? ” . Anh nghe câu:” Như hoa Phong Lan chờ đợi chứ…!”.Mùa hè, là mùa Vanda nghĩ, vậy mà anh cứ bắt nó ” lao động” như vậy thì lấy sức đâu mà ra hoa với ra quả …! Nghe vậy anh bạn tôi hỏi tiếp” nghĩ ” là sao? là mùa nghĩ thì hoàn toàn không tưới nước, không bón phân. ..Nghe vậy anh ta nói:” Hèn gì tôi tưới 1 tuần đến 2 lần phân lậnnhư vậy là trật phải không?”. Đúng vậy! :”Lan chưa chết là may anh lắm rồi….” Vậy à…”( anh ta cười… thoải mái như tìm đuợc một số liệu quý báu) .
Tôi hỏi tiếp câu hai:” Vậy mùa mưa , lạnh vừa rồi anh tưới nước cho Lan một ngày mấy lần?.” Nghe vậy anh ta không trả lời và nói với tôi. Giọng bực mình ,đang gọi anh đổi tôi xuống từ cậu ngay…”cậu chơi xỏ tôi phải không? Tôi hỏi thật đó.?, mùa mưa, lạnh ai lại đi tuơí nước cho Lan , làm nó thúi rửa lá hết, chết luôn còn gì…?””. Tôi nói luôn Ông biết: ” trong mùa mưa, lạnh là mùa Lan phát triển, đâm chồi , nảy lộc nên rất cần nước để cây Lan phát triển( chỉ không tuới ngoại trừ ngày nào mưa nhiều thôi, chứ không mưa mà lạnh hoặc mưa ít cũng phải tuới, một ngày đến hai lần luôn , nghe rõ chưa?” nghe tôi giải thích có lý anh ta có vẽ tâm đắc , thôi một… hai… ba ……dô… hết ly.
Thương quá, tôi mới khuyên, anh về nên tìm sách mà đọc mà suy ngẫm thêm đi, chơi cái gì hoặc làm gì cũng phải nghiên cứu cả. Không thì Lan càng ngày, càng chết thôi. Không khác gì đem tiền ném qua cửa sổ…..
Nàng Vanda này thuộc loại chân dài nhất cao 4m tại nhà tác giả Chụp cận ảnh
Nàng Vanda này cũng thuộc loại chân dài 2m,5
Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại thành hòn núi cao
Hoạ sĩ nào trang điểm cho em mà đẹp vậy?
Giống này tình cờ mua được khi cây cấy mô( giống quý)
Một cành hoa như thế này mà nở đến 3-4 tháng trời mới tàn sao?
Trồng áp vào thân cây Câu mà bây giờ Nàng Vanda này đã “trèo lên cây câu, hỏi thăm chú chuột….. đi đâu vắng nhà” như thế này đây!( ảnh chụp nguợc sáng)
Rực rỡ, yêu kiều, sang trọng …làm sao Nàng Vanda ơi ! Hèn gì mà mình có một thời yêu một nguời tên Lan
Gửi phản hồi