Lan Rừng Việt Nam – Phân Loại theo Vùng Phân Bố
Mở Đầu
Đầu bài, nói về bản thân trước vậy. Mình yêu lan rừng đã gần 20 năm rồi, nhưng vì điều kiện công tác và hoàn cảnh riêng nên không chơi Lan được nhiều. Vậy nên đành viết bài này cho lan rừng và cũng đóng góp vào giàn lan cuả ABV.
Thường thì thú chơi ai muốn có “hàng độc” cho riêng mình, ngay mình cũng vậy, mình đang nuôi một cây thuỷ tiên tím gốc đèo Bạch Mã. Nhưng buồi thay, trồng 10 năm ra hoa được đúng 2 lần, trong khi tại điạ phương đó thì loài này đang dần biến mất, dù cho là hoa nở vaò đúng tết hàng năm. Mình biết, có những bác lặn lội ra tận Lạng Sơn, Sa Pa để tìm một giống Lan quý, rồi mang về tới Sài Gòn nhưng rồi không sống quá 6 tháng vì không hợp khí hậu hoặc quanh năm ra lá mà chẳng thấy một nụ hoa. Ngược lại, tại chính vùng phân bố cuả nó, loài lan quý hiếm đó đang từng ngày bị bò ăn, heo ủi vì không ai biết để quan tâm đến sự tồn tại cuả nó.
Còn các nhà khoa học, họ làm gì ? Họ cũng sư tập, chụp ảnh để đăng baó rời rạc hoặc viết thành sách được sắp xếp theo thứ tự ABC còn vùng phân bố chỉ có vài dòng như là chú thích.
Từ lâu mình đã muối các nhà khoa học có một cuốn sách các loài Lan trong vùng phân bố cuả nó để tiện cho việc tra cứu.
May mắn là gần đây mình vô tình mượn được cuốn “Hoa, Lan, Cây Cảnh, tiềm năng và triển vọng” cuả Tiến sĩ Phan Thúc Huân do nhà xuất bản Nông Nghiệp ấn hành tháng 10/1999. Có phân chia hoa lan theo vùng phân bố.
Nhưng tiếc rằng tác giả là Tiến sĩ Kinh Tế do vậy cuối sách nhấn mạnh vào phần Kinh tế cho nên list Lan chín trang cuả tác giả sai đến hơn 200 lỗi mà toàn rơi tên khoa học(một số lỗi không thể tha thứ như Rhylchostylis viết thành Phychostylis hay Phajus viết thành Plajus …) và không có một hình ảnh nào. (cũng cám ơn tác giả bởi nếu không mình đã không còn việc gì để làm).
Để hoành thành bài viết này xin cám ơn các bạn đã ủng hộ về tinh thần và vật chất: Tirom(nick yahoo), candat, truong huu hung, n phuoc91, GHT (thành viên ABV) , anh Tùng (thành viên dalatrose)
Cái sách tham khảo : Hoa, Lan, Cây Cảnh, tiềm năng và triển vọng-Tiến sĩ Phan Thúc Huân.
Hoa Lan Việt Nam – Tiến sĩ Trần Hợp
và các trang web liệt kê ở bài cuối
Làm nhiều thì ắt có sai sót, mong các bác xem xét, góp ý, em sẽ nhờ các mod điều chỉnh lạ.
Cám ơn các bác trước.
VIỆT NAM CÓ THỂ CHIA THÀNH 9 VÙNG NHƯ SAU:
1 VÙng ĐÔng BẮc.
Gồm các tỉnh: Bắc Thái. Cao Bằng,Lạng Sơn,Hà Bắc và Quảng Ninh.
1 Lan bắp ngô ráp
Acampe rigida P.E.Hunt
2 Quế lan hương.
Aerides falcata Lind
3 Lan sữa hồng
Anoetochilus roxburghii Ldl
4 Lan sậy tâu
Arundina chinensis BI
5 Lan lọng an đéc
Bulbophyllum andersonii Smith
6 Lan lọng giọt
Bulbophyllum guttulatum Wal
7 Lan bầu rượu hoa dày
Calanthe densiflora Ldl
8 Lan bầu rượu xếp ba.
Calanthe triplitatca Ames
9 Lan trụ xẻ.
Cheirostylis chinensis Rolfe
10 Lan miệng kín mũi
Cleisostoma-chantaburiense Garay
Habenaria dentata Schltr
22 Lan giác bản
Herminium lanceum Thunb. exSW
23 Lan tai dê nhọn
Liparis acuminata Hook.f
chưa có hình
24 Lan lá dơn đá
Oberonia evrardii Gagnep
chưa có hình
25 Lan hài gấm.
Paphiopedilum concolor Pft
26 Lan bướm
Papilionanthe teres Schltr
27 Lan bạch phượng tua
Pecteilis susannae Raf
28 Lan ngọc điển tai trâu.
Rhynchostylis gigantea Ridi
Gửi phản hồi