Farm rau sạch thủy canh.

Farm nuôi cá lấy nước trồng rau sạch.

Đời sống ngày càng nâng cao, người ta càng chú trọng đến sức khỏe hơn trong mỗi bữa ăn. Nếu trước đây chúng ta chỉ xoay quanh vấn đề ăn để no, thì ngày nay ta còn phải suy xét đến việc ăn gì để tốt cho sức khỏe, không chỉ là sức khỏe của bản thân mà còn là của những người thân yêu trong gia đình mình.

Dù vậy, nhưng chúng ta vẫn phải chấp nhận rằng ngày nay thực phẩm có chứa thành phần gây hại cho sức khỏe ngày càng tràn lan và khó khống chế. Sức khỏe cuả người tiêu dùng đã không còn đi cùng với lợi nhuận người sản suất. Điều đó khiến lượng rau sạch trên thị trường ngày càng trở nên khan hiếm, thay vào đó là rau được trồng bẩn, dư lượng thuốc trừ sâu vượt quá mức cho phép. Những câu chuyện ấy chắc hẳn ai cũng từng nghe qua 1 lần. Do đó nhu cầu rau sạch cũng ngày càng mạnh.

Khái niệm trồng rau thủy canh

Định nghĩa đơn giản nhất của khái niệm “trồng rau thủy canh” đó là trồng rau trong nước hay “trồng rau không cần đất”. Về cơ bản hệ thống này cho phép chúng ta trồng và thu hoạch cây trên giàn mà không cần dùng đất. Hệ thống đem lại rất nhiều tiện ích cho cuộc sống ngày nay khi mà người ta vì chạy theo lợi nhuận mà lượng rau sạch ngày càng khan hiếm.

Trong khi các biện pháp trồng rau thông thường gặp phải nhiều vấn đề khó khăn như diện tích, đất đai cũng như công chăm sóc thì hệ thống trồng rau thủy canh lại có thể giải quyết được tất cả vấn đề đó.

Hệ thống sẽ thực hiện tự động việc chăm sóc cây trồng từ lúc nảy mầm cho đến khi thu hoạch. Các chất dinh dưỡng được hòa tan vào nước và bơm đi khắp các ống thủy canh. Khi này rể cây nhận chất dinh dưỡng trực tiếp trong nước và phát triển cho đến lúc trưởng thành.

Quá trình tự động và không sử dụng chất hóa học nên đảm bảo được rau trồng ra là sạch và hoàn toàn không gây hại đến sức khỏe người dùng.

Với mô hình trồng thủy canh thì đất chỉ đóng vai trò là nơi giúp cây lưu giữ chất dinh dưỡng. Thường sẽ kết hợp với các giá thể để cố định cây và giúp rễ phát triển.

Một số loại giá thể thường sử dụng để trồng rau thủy canh như than bùn, mùn cưa, trấu hun, vỏ cây, xơ dừa, cát sỏi,…

Với phương pháp trồng rau thủy canh, chúng ta không cần phải điều chỉnh độ pH do có chất đệm duy trì sự ổn định của acid, cũng không cần đầu tư bộ sục khí do nước được lưu thông liên tục. Cây vẫn hấp thu đủ dinh dưỡng thiết yếu để phát triển. Phương pháp trồng rau thủy canh tại nhà ngày càng được nhiều gia đình ưa chuộng và áp dụng.

Cách trồng này phù hợp với nhiều loại rau khác nhau như rau muống, xà lách, rau họ cải….

Ưu điểm:
So với phương pháp thổ canh, trồng rau thủy canh có nhiều ưu điểm vượt trội so với trồng đất, ngày càng được nhiều người áp dụng tại nhà:

  • Mô hình nhỏ gọn, tiết kiệm không gian, dễ chăm sóc
  • Không cần chuẩn bị đất, cải tạo đất, làm cỏ để trồng rau
  • Chỉ cần sử dụng dinh dưỡng hòa tan, hạn chế được nhiều mầm bệnh phát sinh từ đất trồng
  • Nước được sử dụng tiết kiệm, không bị thất thoát như trồng với đất
  • Không cần đến thuốc trừ sâu, không gây ô nhiễm môi trường.
  • Không cần nhiều nhân lực, dễ dàng thực hiện.
  • Rau trồng hấp thụ dinh dưỡng trực tiếp nên phát triển nhanh và xanh tốt, có thể thu hoạch sớm
  • Không tốn thời gian làm đất và diệt cỏ dại sau mỗi lần thu hoạch.
  • Trồng được nhiều vụ, kể cả trái vụ, năng suất cao
  • Sản phẩm sạch, an tâm, giàu dinh dưỡng

Phương pháp trồng rau thủy canh cung cấp môi trường thuận lợi cho sự phát triển của rau, nên rau thành phẩm luôn có chất lượng cao, khá an toàn và không cần ngâm rửa nhiều lần trước khi ăn.

Nhược điểm:
-Phương pháp trồng rau thủy canh theo quy mô công nghiệp sẽ đòi hỏi người trồng cần có quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng và chăm sóc đúng kỹ thuật.

-Người trồng phải đầu tư một khoản chi phí ban đầu khá cao cho máy móc thiết bị.

-Phải thường xuyên điều chỉnh độ pH dung dịch thủy canh trong khoảng từ 5.8 – 6.5. Khi giá trị pH càng xa khoảng này thì càng ảnh hưởng xấu đến cây trồng.

-Nếu môi trường thay đổi đột ngột và việc cung cấp chất dinh dưỡng hay tưới nước không đúng cách có thể gây ra chứng rối loạn sinh lý ở cây (hiện tượng thối hoặc nứt quả cà chua).

Dưới đây là các mô hình trồng thủy canh phổ biến được áp dụng tùy thuộc vào điều kiện của từng nơi trồng.

Hệ thống dạng bấc (Wick system)

Hệ thống thủy canh dạng bấc dùng sợi bấc để hút nước và dung dịch dinh dưỡng lên giá thể để cung cấp cho cây. Một đầu sợi bấc chạm vào phần rễ cây, đầu còn lại của sợi bấc chìm trong dung dịch dinh dưỡng để cung cấp cho rễ cây đủ nước và chất dinh dưỡng để phát triển.

Đây là hệ thống thủy canh đơn giản nhất, dễ tiếp cận nhất vì hệ thống không cần có thành phần chuyển động hay bơm.

Hệ thống thủy canh tĩnh (Deep water culture)

Với hệ thống thủy canh tĩnh, rễ cây sẽ ngập chìm trong bể nước sâu 20-30cm có chứa dung dịch thủy canh. Phần giá treo rễ cây thường làm bằng chất dẻo nhẹ như xốp và đặt nổi ngay trên dung dịch dinh dưỡng. Một máy bơm không khí cung cấp oxy cho rễ cây. Hệ thống này chỉ phù hợp với cây rau diếp, không phù hợp với cây lớn hoặc cây lâu ngày.

Hệ thống thủy canh này thì ứng dụng phổ biến, vì ít tốn kém chi phí, dễ làm tại nhà, không mất thời gian chăm sóc; năng suất cao, chất lượng rau đảm bảo; ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết, mùa vụ, ít sâu bệnh.

Nhược điểm: thùng chứa dung dịch nặng, di chuyển khó khăn và thường xuất hiện và tích tụ các loại rong rêu; dễ gây hiện tượng thối rễ.

Hệ thống ngập & rút định kỳ (Ebb và flow system)

Hệ thống ngập và rút định kỳ có một máy bơm điều khiển để bơm dung dịch dinh dưỡng vào khay trồng và rút ra theo chu kỳ định sẵn. Quá trình đó giúp cho rễ cây không phải lúc nào cũng ngập trong nước, có thể “thở” một cách tự nhiên, tránh được trường hợp úng và thối rễ.

Hệ thống này thường được áp dụng cho mô hình aquaponics – kết hợp giữa aquaculture (nuôi trồng thủy sản) và hydroponics (nuôi trồng thủy canh). Mô hình khép kín này có thể tận dụng triệt để lợi ích của tôm cá và cây trồng dựa trên cơ chế cộng sinh.

Hệ thống nhỏ giọt (Drip systems)

Mô hình tưới nhỏ giọt là cách cung cấp dinh dưỡng cho rau xanh bằng hệ thống tưới nhỏ giọt tự động, tưới trực tiếp lên rễ của cây rau. Nhờ kết hợp với hệ thống hiện đại, mô hình trồng rau thủy canh này đảm bảo độ chính xác tuyệt đối.

Ưu điểm: tiết kiệm thời gian chăm sóc và dung dịch dinh dưỡng, đảm bảo không bị xói mòn giá thể, nâng cao năng suất và đảm bảo chất lượng rau sạch.

Nhược điểm: chi phí đầu tư thiết bị khá lớn, khó làm mát cho rau trong điều kiện nắng nóng và hệ thống tưới tự động dễ hư hỏng.

Hệ thống thủy canh hồi lưu (Dynamic Root Floating Technique)

Hệ thống nhỏ giọt là hệ thống trồng thủy canh được sử dụng rộng rãi nhất thế giới. Phương pháp này được thực hiện bởi một bộ đếm thời gian điều khiển máy bơm nước, nước. Các dung dịch dinh dưỡng sẽ được hòa với nhau sẽ được nhỏ trực tiếp vào gốc của mỗi cây bằng những đường ống nhỏ giọt.

Hệ thống nhỏ giọt được thiết kế hồi lưu, khi cây nhận đủ dinh dưỡng thì hệ thống sẽ ngắt. Dung dịch dinh dưỡng còn dư sẽ được chảy lại bể chứa để tái sử dụng trong lần sau. Tuy nhiên, hệ thống hồi lưu có thể làm thay đổi về độ pH và nồng độ dinh dưỡng vì vậy cần phải kiểm tra định kỳ.

Hệ thống này là tận dụng dung dịch dinh dưỡng khá hiệu quả, nước dư ra được tái sử dụng, không bị lãng phí. Thường được ứng dụng để trồng các loại cây ăn trái như cà chua, dưa leo, dưa lưới, ớt,…

Ưu điểm: rau hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn nhờ sự luân chuyển của dòng dinh dưỡng; năng suất cao, chất lượng đảm bảo. Có thể trồng nhiều loại rau trên cùng một khay; tiết kiệm thời gian chăm sóc, nước tưới hàng ngày.

Nhược điểm: chi phí đầu tư cao, không phù hợp với các loại rau lấy củ.

Hệ thống “màng dinh dưỡng” (Nutrient Film Technique)

Kỹ thuật màng mỏng dinh dưỡng hay phim dinh dưỡng, là một hệ thống thuỷ canh linh hoạt và phổ biến tương tự như hệ thống ngập và rút định kì. Rễ cây lơ lửng trên một dòng dung dịch dinh dưỡng được bơm liên tục vào các ống thủy canh chuyên dụng và chảy qua rễ của cây. Sau đó, dung dịch chảy về bồn chứa để tái sử dụng cho các vòng tuần hoàn tiếp theo. Điều này đảm bảo chỉ phần rễ dưới sẽ ngập trong dung dịch dinh dưỡng, trong khi phần trên của rễ cây có thể tiếp cận oxy trong không khí.

Khay cây trồng được đặt ở một góc giúp nước chảy xuống phía ống thoát nước. Dung dịch thủy canh mới được bơm liên tục vào đầu cao của ống.

Hệ thống màng dinh dưỡng này thường không cần dùng thêm giá thể trồng, giúp tiết kiệm chi phí thay chất trồng sau mỗi vụ mùa. Hệ thống này thường sử dụng trong quy mô lớn với mục đích thương mại.

Ưu điểm: đa dạng quy mô, rau hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn nhờ sự luân chuyển của dòng dinh dưỡng. Năng suất cao, chất lượng đảm bảo; có thể trồng nhiều loại rau trên cùng một khay. Tiết kiệm thời gian chăm sóc, nước tưới hàng ngày.

Nhược điểm: chi phí đầu tư cao, không phù hợp với các loại rau lấy củ.

Hệ thống khí canh (Aeroponics)

Khí canh là kỹ thuật trồng cây được nhiều người áp dụng hiện nay. Đây là kỹ thuật trồng cây trong môi trường không khí và chất dinh dưỡng để nuôi cây ở dạng sương mù. Rễ cây phơi trong không khí và được phun sương bằng dung dịch dinh dưỡng vài phút một lần.

Rễ cây sẽ có môi trường thoải mái để phát triển, mặt tiếp xúc với không khí lớn, nên hấp thụ oxy nhiều hơn. Nhờ vậy, cây sẽ vừa có đủ thức ăn, vừa có đủ nước uống và luôn có không khí cho cây phát triển. Mô hình này thường được ứng dụng chủ yếu trong trồng cây khoai tây.

Ưu điểm: năng suất cao, chất lượng rau tốt hơn so với các mô hình khác; nhờ cung cấp lượng oxy cao giúp rau có đề kháng tốt hơn; tiết kiệm diện tích, chứa ít nước và thích hợp cho nhà ở đô thị, căn hộ tầng cao,…

Nhược điểm: chi phí đầu tư ban đầu cao, cần cung cấp dinh dưỡng liên tục và không thể trồng nhiều loại rau trên cùng một trụ. Tốn nhiều thời gian hơn cho người mới.

Ngày nay công nghệ trồng thủy canh dần hoàn thiện, theo hướng xanh – sạch – không gây ô nhiễm. Mô hình trồng rau thủy canh khá đơn giản và tiện lợi, sẽ góp phần cung cấp rau xanh sạch an toàn cho gia đình bạn.

Lưu ý:

Mô hình trồng rau thủy canh thường được trồng trên máng nhựa hoặc máng bê tông, thủy tinh, kim loại và gỗ. Các máng trồng cây nên được che nắng cẩn thận để tránh các loại tảo, rong rêu phát triển trong dung dịch thủy canh.

Để đạt năng suất cây trồng, rau thủy canh được trồng như thế nào?

Để cây trồng luôn phát triển tốt nhất cần có cách trồng rau thủy canh phù hợp với từng loại cây.

Phải có chất dinh dưỡng hay nói cách khác là dung dịch dinh dưỡng thủy canh tốt, phù hợp.

Dung dịch này sẽ trải qua tất cả các loại cây trồng chứa trên cây chỉ để làm nước rễ, cây rễ cây có đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cho cây tốt hơn và phát triển nhanh.

Nguồn nước được tưới cho rau hay cây trồng dưới mô hình thủy canh luôn được kiểm tra, kiểm định về chất lượng, là nước sạch không tạp chất sẽ cho vào hệ thống chạy trong khay cùng dung dịch thủy canh.

Lưu ý gì khi thu hoạch rau:

Với phương pháp trồng rau sạch thủy canh, bạn cũng cần lưu ý cách thu hoạch để đạt hiểu quả trồng cao nhất: Chọn ở phía bên phải trước, tránh làm hỏng cây; nên chọn sớm vào buổi sáng khi trời mát; giữ rau mới hái ra khỏi mặt trời; xử lý cẩn thận; bảo quản ở nhiệt độ thích hợp (phụ thuộc vào vụ mùa); sử dụng bao bì phù hợp (phụ thuộc vào vụ mùa và thị trường).

Giá cả alo trực tiếp cho Châu, để báo giá cụ thể chi tiết theo ngày mới luôn nhé. 

-A Châu – 0903.166.673 – 0917.096.699 (Vui lòng gọi Từ sau 9h Sáng – 9h đêm )

-Địa chỉ: 196 Trịnh Đình Trọng Phường Phú Trung, Quận Tân Phú, Tp Hồ Chí Minh.

Giá lẻ vật tư và phân bón xem tại đây:  http://runglan.com/shop/ 

Giới thiệu nhatkhoa 1978 bài viết
Cảm ơn bạn đã xem qua bài viết! Nếu bạn cần mua lan vui lòng liên hệ Anh Châu - 090 3166673 - 0923 266 299 ĐỊA CHỈ: 196 Trịnh Đình Trọng Phường Phú Trung, Quận Tân Phú, Tp Hồ Chí Minh

Hãy bình luận đầu tiên

Leave a Reply