Các loài hoa phong lan rừng đơn thân của Việt Nam

LAN HỎA HOÀNG
LAN HỎA HOÀNG
Mỗi loài hoa đều có vẻ đẹp riêng. Hoa lan chiếm lĩnh thế giới thực vật bởi sự kỳ diệu, phong phú và tính đa dạng của chúng.Tuy không rực rỡ sắc màu như các giống lan lai ngoại nhập nhưng lan rừng có vẻ đẹp tự nhiên, thanh thoát và phần lớn có hương thơm nên hấp dẫn giới hâm mộ. Lan rừng Việt Nam có khoảng trên dưới 800 loài.Dựa vào hình thái, cấu trúc thân cây, hoa lan phân thành 2 nhóm (theo Pfitzer):
– Nhóm đa thân (Symbodial)
– Nhóm đơn thân (monopodial)
Ngoài ra còn có một nhóm trung gian giữa 2 nhóm trên nhưng gồm rất ít giống.Nhóm lan đơn thân gồm những cây lan tăng trưởng theo chiều cao và thân ngày càng dài ra, có thể phân nhánh trên thân, thường có nhiều rễ gió mọc dọc theo thân. Lan đơn thân rừng thường được nhân giống bằng cách tách nhánh, một số loài hiện đã được nhân giống bằng phương pháp cấy mô. Kiểu trồng tốt nhất là nên trồng ghép trên khúc gỗ, thân cây sống hoặc chết, trong giỏ gỗ với giá thể thông thoáng, thoát nước tốt.Sau đây là một số cây lan rừng tự nhiên Việt nam thuộc nhóm đơn thân được trồng phổ biến:

1- CÂY LAN HỎA HOÀNG


– Tên khác: Hoàng Yến (không phổ biến)
– Tên khoa học: Ascocentrum miniatum Lindley 1913

a- Đặc điểm hình thái, sinh vật học: Cây thân nhỏ, lá dày, mọc hai dãy đều nhau, dày cứng màu xanh bóng. Phát hoa đứng thẳng, mọc ra từ nách lá, chùm hoa mang nhiều hoa nhỏ xếp dày đặc; đài và cánh hoa giống nhau, nở xòe rộng màu vàng cam rất đẹp. Môi gắn chặt vào gốc trụ, phân ba thùy, thùy bên nhỏ, đứng, thùy giữa to dạng cái lưỡi, có túi cựa. Nở hoa vào khoảng tháng 3-4, đặc biệt rất lâu tàn (1-2 tuần).

b- Yêu cầu về điều kiện sinh thái:
– Nhiệt độ: 20-25°C
– Ánh sáng: 70-80%.
– Ẩm độ: 40-70%.

c- Một số cây lan rừng tự nhiên Việt Nam khác thuộc chi Ascocentrum:
– Ascocentrum christentionianum (Tử hoàng): Hoa màu tím.
– Ascocentrum pusillum Averyanov

* Cây Tử Hoàng (Ascocentrum christensonianum Haager 1993):

Lá hình dãi, màu đỏ xanh. Hoa màu tím, phát hoa dài 10-15 cm, mọc thẳng đứng từ nách lá, hoa nở vào mùa xuân.

(* Tài liệu để tham khảo: Found in Vietnam in semi-deciduous and deciduous dry lowland forests at elevations of sealevel to 700 meters on the branches of forest trees as a hot to warm growing, monopodial epiphyte that has reddish green strap shaped leaves and blooms in the spring and fall with an erect, axillary, 4 to 6″ [10 to 15 cm] long inflorescence.)

2- CÂY LAN CÙ LAO MINH

– Tên Khác: Uyên ương (không phổ biến và có lẽ không phù hợp).
– Tên khoa học: Christensionia vietnamica

a- Đặc điểm hình thái, sinh vật học:
Cây đơn thân, lá màu xanh lục trãi ra, chốp lá phân thùy. Có 2 dạng cây: cây lá ngắn và cây lá dài, đều cho hoa giống nhau. Hoa lớn, phát hoa thường mang 4 hoa màu xanh lá cây sáng, môi có họng cùng màu cánh hoa, bờ môi có màu trắng. Hoa nở vào khoảng tháng 6-7, hoa lâu tàn.

b- Đặc điểm sinh thái học:
– Phân bổ sinh thái tự nhiên: Đây là giống lan đặc hữu của Việt Nam. Trong tự nhiên, mọc dọc theo suối Ea Dong tỉnh Khánh Hòa và các khe suối ở đèo Mang Yang tỉnh Gia Lai.

– Một số yêu cầu về điều kiện sinh thái: Nhiệt độ: 20-25°C, ánh sáng: 50%, ẩm độ: 40-70%.Ảnh: trên mạng Dalatrose.com

3- CÂY LAN NGỌC ĐIỂM
– Tên khác: Nghinh Xuân, Tai Trâu, Đai Châu, Lan Me.
– Tên khoa học: Rhynchostylis gigantea

a- Đặc điểm hình thái, sinh vật học: Cây thuộc nhóm đơn thân, tăng trưởng theo chiều thẳng đứng, có rất nhiều rễ gió mọc thẳng từ thân. Lá dày, hẹp, tận cùng có hai thùy, có nhiều sọc nhạt màu chạy dọc theo chiều dài của lá. Phát hoa thòng hay cong, dài khoảng bằng chiều dài của lá, mang nhiều hoa màu trắng có điểm tím, môi có 3 thùy. Hoa có mùi thơm dễ chịu. nở hoa vào khoảng tháng 12 đến tháng 1-2, trùng vào dịp tết Nguyên Đán nên rất được ưa chuộng.

(Theo dõi cho thấy: có hai dạng cây, cây có lá màu xanh hơi vàng, sọc trên lá rất rõ, dạng này trên cánh hoa có nhiều điểm tím hồng rất đẹp; dạng lá màu xanh lục, sọc trên lá rất nhạt hay không có sọc, dạng này trên cánh hoa có những vệt tím ít hơn, màu trắng nhiều hơn, không đẹp bằng dạng lá sọc?)

b- Yêu cầu về điều kiện sinh thái:
– Nhiệt độ: 25-30°C.
– Ánh sáng: 60%.
– Ẩm độ: 40-70%.

c- Một số cây Ngọc Điểm lai nhập từ Thái lan:

 

Các loại lan ở trong bài viết này chúng tôi thường xuyên cung cấp lan ngọc điểm rừng và ngọc điểm thái lan với số lượng lớn, mọi chi tiết xin vui lòng liện hệ anh Châu 0903 166673 nhé

4- CÂY LAN HẢI YẾN

– Tên khác: Ngọc Bích, Hải Âu.
– Tên khoa học: Rhynchostylis coelestis

a- Đặc điểm hình thái, sinh vật học: Cũng giống như Ngọc Điểm nhưng thân lá nhỏ hơn, màu xanh mướt, lá xếp theo rãnh, giữa cong quằn xuống, hai thùy lá không đều nhau. Phát hoa đứng thẳng, hoa màu trắng , ở phần chót có màu xanh lam, môi màu xanh hoa cà. Hương thơm đài các. Cây nở hoa vào khoảng tháng 3 – tháng 5.

b- Yêu cầu về điều kiện sinh thái:
– Nhiệt độ: 20-25°C.
– Ánh sáng: 60%.
– Ẩm độ: 40-70%.

5-CÂY LAN BẠCH VĨ HỒ
– Tên khác: Đuôi chồn, Đuôi sóc, Sóc lào. Ở miền Nam gọi là Đuôi chồn nhưng thường không phổ biến vì rất hiếm, miền Bắc gọi là Đuôi sóc, Sóc lào. Tên Bạch vĩ hồ có người cho rằng dùng để gọi cây Rhynchostylis retusa var alba màu trắng (xem ảnh dưới).
– Tên khoa học: Rhynchostylis retusa

a- Đặc điểm hình thái, sinh vật học: Lá dài, hơi mỏng và cong quặn, chốp lá phân thùy. Phát hoa dài, rũ thòng, mang nhiều hoa màu trắng hồng điểm tím, hoa có mùi thơm khá gắt, nở vào khoảng tháng 5-7.

b- Yêu cầu về điều kiện sinh thái:
– Nhiệt độ: 20-25°C.
-Ánh sáng: 60%.
-Ẩm độ: 40-70%.

6- CÂY LAN HỒNG NGỌC
– Tên khác: Đuôi Cáo, Giáng Hương Nhiều Hoa. Ở miền Nam thường gọi là Đuôi cáo và gần như trở thành tên gọi dân gian phổ biến.
– Tên khoa học: Aerides multiflora

a- Đặc điểm hình thái, sinh vật học: Cây thân thẳng đứng. Lá dày, xếp thành hai dãy đối xứng, màu xanh hơi vàng và hơi nhăn nheo, có hai thùy không đều nhau. Phát hoa cong hay thòng, hoa màu trắng hồng với nhiều đốm đỏ hồng hay tím hồng,môi hầu như không có cựa, có ba thùy, thùy giữa hình tam giác màu tím đậm, hoa thơm, lâu tàn, nở vào mùa hè đến đầu mùa thu.

b- Yêu cầu về điều kiện sinh thái:
– Nhiệt độ: 20-25°C.
– Ánh sáng: 50 %.
– Ẩm độ: 40-70%.

7- CÂY LAN BÒ CẠP TÍA
– Tên khác: Lan nhện
– Tên khoa học: Arachnis annamensis (Rolfe.) J. J. Smith

 

a- Đặc điểm hình thái, sinh vật học: Thân khá dài, leo bò và phân nhánh. Lá tròn, dài, đầu lá có 2 thùy, mọc cách. Phát hoa dài, đứng. Hoa to màu khảm, có nhiều vết rằn ri màu nâu tía. Lá đài và cánh hoa bằng nhau, hẹp dài, trãi ra, hơi rộng ở đỉnh, đỉnh lệch cong về phía bên dưới. Hai lá đài bên cong như hai càng của con bò cạp nên được gọi là lan Bò Cạp. Môi gắn vào trụ thành một khối rất ngắn, mập, có cựa rất ngắn, môi phân làm 3 thùy, thùy giữa dài và nhọn. Ra hoa vào mùa hè, khoảng tháng 3-5, hoa lâu tàn, có mùi thơm.

 

b- Đặc điểm sinh thái học:
– Lan Bò cạp rất dễ trống, trồng ghép với gốc cây hoặc trồng như lan cắt cành, có nơi trồng làm hàng rào. Loài này cần nhiều ánh sáng, có thể trồng ngoài nắng trực tiếp.
– Một số yêu cầu về điều kiện sinh thái: Nhiệt độ: 25-30°C; Ánh sáng: 70-100 %; Ẩm độ: 40-70%.

Giới thiệu nhatkhoa 2102 bài viết
Cảm ơn bạn đã xem qua bài viết! Nếu bạn cần mua lan vui lòng liên hệ Anh Châu - 090 3166673 - 0923 266 299 ĐỊA CHỈ: 196 Trịnh Đình Trọng Phường Phú Trung, Quận Tân Phú, Tp Hồ Chí Minh

Hãy bình luận đầu tiên

Gửi phản hồi