Mời các bạn xem Ảnh chi tiết các loại hoa lan Mokara phổ biến ở Việt Nam để dễ phân biệt.
Nếu bạn muốn mua lan mokara về làm giống ( số lượng lớn trên 100 nhánh ) thì alo anh Châu 0903166673 để đặt hàng nhé!
Mokara là loại lan công nghiệp có giá trị kinh tế cao, dễ trồng, chủ yếu phục vụ việc bán lan cắt cành
Tên một số lan Mokara thông dụng:
- Đỏ Ren Ret
- Đỏ Red Sun
- Đỏ lá quặt (Deart Heat)
- Đỏ Mô Đăng (Dinah Shore)
- Vàng chanh (Ful Moon)
- Vàng mai (Chao Praya)
- Vàng chao Sun Set
- Vàng (New Kitty)
- Vàng nến (Bangkhuntien)
- Vàng đồng (Luen)
- Bò cạp vàng
- Bò cạp phượng vĩ
- Tím (Keniku)
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Lan Mokara
Hiện nay, nhóm Mokara đang được ưa chuộng do dễ trồng và thị trường tiêu thụ tương đối lớn. Nhóm giống này rất thích hợp với việc trồng sản xuất hoa cắt cành do siêng ra hoa, có thể đạt 6 – 8 phát hoa/năm. Để trồng loại hoa này trước hết phải xây dựng nhà lưới thoáng mát vối chiều cao trung bình từ 3,5 – 3,8m. Loại lưới dùng để che phủ được dùng lưới nhập từ Thái Lan về loại có độ che mát là 50%.
Mời các bạn xem video clip cho rõ hơn:
Nhiệt độ:
Mokara thuộc nhóm lan ưa nóng. Nhiệt độ thích hợp ban ngày không dưới 21°c. Nhiệt độ ban đêm không dưới 18.5°c
Ánh sáng:
Mokara là loài cây ưa sáng. Ánh sáng yếu cường độ quang hợp giảm khi đó cây thiếu dinh dưỡng và không ra hoa. Vườn che nắng 50 – 60% ánh sáng tự nhiên cây sẽ phát triển tốt.
Độ thông thoáng:
Những vùng thiếu thông thoáng dễ gia tăng bệnh cho lan. Còn trường hợp ở nơi quá thông thoáng như đồng trống gia tăng bốc hơi nước làm cho môi trường có độ ẩm thấp, cây thoát hơi nước mạnh làm cây kém phát triển do vậy cần phải che chắn.
Kiểu trồng:
Lan Mokara có thể được trồng trên lưới, trồng trong luống có chứa vỏ lạc, trồng trong các chậu gốm, nhựa không có chất trồng hoặc có chất trồng là xơ dừa, vỏ lạc, than; hay được trồng bằng cách bó vào trụ xi măng đứng. Tuy nhiên kiểu trồng trên các luống có chứa vỏ lạc là cách trồng phổ biến nhất và hiệu quả nhất. Khi trồng trên các luống, đất chọn trồng Mokara phải cao ráo, thoáng mát và có tỷ lệ cát cao.
Chuẩn bị luống trồng:
Luống trồng làm thành khung hình chữ nhật để cho vỏ lạc vào không bị trôi chảy.
Trồng cây:
Cây giống Mokara có hai nguồn chủ yếu, một là nhập khẩu từ Thái Lan; hai là từ các nhà vườn, nhưng cho dù từ nguồn nào thì việc phòng trừ nấm bệnh cho cây trước khi xuống giống.
Dùng dây nylon bó từ 5 – 10 cây và ngâm vào nước có pha thuốc trừ nấm theo tỷ lệ 2/3 lượng ghi trên bao bì, nhúng vào cho ướt -đều và vớt ra treo ngược cho ráo nước, cứ treo như thế cho đến khi đem xuống giống.
Các cây lan Mokara được buộc đứng vào các nẹp đã chôn xuống vỏ lạc sao cho gốc lan không chạm vào vỏ lạc. Trồng cây cách cây 30cm.
Phân bón:
Có thể chia ra các giai đoạn để tưới phân như sau:
- Giai đoạn lan phục hồi và ra rễ non:
Một số loại phân thường dùng:
– Terra sorb – 4 dùng 2ml/lít nước
– NPK 30-10-10 hoặc NPK 30-15-10 dùng lg/lít
– Vitamin Bl dùng lml/lít
Cách phun: Phun định kỳ 5 ngày/ lần.
- Giai đoạn sinh trưởng:
Một số loại phân thường dùng:
– Phân cá Fish Emulsion lml/lít nước
– NPK 20-20-20 (l-1.5gam/lít)
– Vitamin BI dùng lml/lít
– NPK 30-15-10 dùng lg-1.5/lít Phun định kỳ 5 ngày/ lần.
– Phân Dynamic rải gốc 10g/gốc. Định kỳ rải gốc 1-
1.5 tháng/lần. Rải phân khi rễ Mokara xuống nhiều và chạm với vỏ lạc.
- Giai đoạn ra hoa
Một số loại phân thường dùng:
– Phân cá Fish Emulsion lml/lít nước
– NPK 20-20-20 (l-1.5gam/lít)
– Vitamin BI dùng lml/lít
– Phân Dynamic rải gốc 10g/gốc. Định kỳ rải gốc 1-
1.5 tháng/lần
– Rong biển
10g/30ml Tưới nước:
Về chế độ tưới hàng ngày nhất là vào mùa nắng nên đảm bảo tưới hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi chiều mát. Đối với những ngày có sương hoặc hơi lạnh có thể tưới sớm để rửa lá trước khi mặt tròi mọc.
Sâu bệnh:
Trong quá trình phát triển, lan sẽ bị sâu bệnh phá hoại. Một số bệnh thường gặp trên lan Mokara và cách trị bệnh như sau:
Bệnh thối ngọn: Nếu nhiễm nặng thì tốt nhất là tiêu hủy, nếu bị 1 phần thì sử dụng loại thuốc có gốc Lutamol.
Bệnh đốm lá: cắt bỏ lá bệnh, sử dụng thuốc có thành phần Benomyl.
Bệnh thối rễ: Nguyên nhân do nấm Pythium và Phytopthora, nó làm chết hàng loạt lan con, do giá thể quá ẩm. Cách trị: cắt bỏ gốc và rễ nằm phía dưới để chống lây nhiễm. Sau đó dùng thuốc trị nấm gốc Etridiazole.
Ở Mokara, sự xuất hiện sâu không đáng kể, và khi xuất hiện sâu ta mối phun thuốc. Các loại sâu thường có là: nhện đỏ, rầy, bọ trĩ… nên thuốc đặc trị là : Mitac,Ortus, Trebon…
Đối với nhóm Mokara nếu chọn được giống tốt, hoa có màu sắc phù hợp mỗi cây sẽ cho từ 6 – 8 cành hoa trong một năm. Như vậy nếu chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật, tính từ khi cây cho cành hoa đầu tiên, sau một năm có thể thu hồi được phần đầu tư cây giống, và từ năm thứ hai trở đi, sau khi trừ chi phí chăm sóc, bón phân sẽ là lợi nhuận dôi ra do trồng hoa đem lại.
Gửi phản hồi