Lan hồ điệp (Phalaenopsis) sinh trưởng tốt ở xứ lạnh, nhưng ông Lê Minh Bửu, ở thôn Hòa Sơn, xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi đã trồng thành công giống lan này trên mảnh đất khô cằn ngay tại vườn nhà.
Chi Lan hồ điệp, viết tắt là Phal trong thương mại, là một chi thực vật thuộc họ Lan chứa khoảng 60 loài. Đây là một trong những chi hoa lan phổ biến nhất trong thương mại với việc phát triển nhiều loài lai nhân tạo
Phalaenopsis ưa bóng râm, cây có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng qua rễ và lá. Rễ cũng đóng vai trò neo giữ cây.
Lan Hồ Điệp có chừng 44 loại nguyên giống, mọc trên dãy Hi Mã Lạp sơn đến suốt châu Á và sang cả Úc châu. Việt Nam có chừng 7-8 giống. Vào năm 1750 G.E. Rumphius đã tìm ra cây Hồ Điệp nhưng lầm tưởng là một loại Angraecum và sau này Carl Blume mới tìm ra cây Phalaenopsis amabilis vào năm 1825. Theo tiếng La tinh chữ Phaluna có nghĩa là con bướm (moth) và opsis có nghĩa là giống như. Lan Hồ điệp là một loại lan thân đơn, ngắn, lá to và cứng, rễ dài. Những cây nguyên giống thường nở hoa vào mùa đông xuân, các cây lai giống hoa nở quanh năm. Nếu nuôi đúng cách lan hồ điệp có thể sống rất lâu. Có cây sống được trên 18 năm sau đó ra hoa ở ngọn rồi mới chết.
Những ngày này, nhà ông Bửu nhộn nhịp các thương lái lui tới. Ai cũng trầm trồ, ngạc nhiên vì lần đầu tiên được tận mắt thấy lan hồ điệp “bén duyên” trên mảnh đất vốn được biết đến là xứ sở của mía đường. Hơn 6.000 chậu lan đang chớm nở chuẩn bị bán tết là “quả ngọt” sau hơn 4 tháng chăm bón, gầy dựng vườn lan của gia đình ông.
Ông Bửu cho biết: Trước kia nhà ông nuôi lợn rừng thương phẩm, mới đầu tiêu thụ được nên thu nhập cũng khá. Nhưng rồi nhiều người đổ xô nuôi theo nên cung vượt cầu, phải bán đổ bán tháo với giá rẻ mạt. Cuối năm 2012, ông Bửu cùng con trai cất công lên Lâm Đồng để học kỹ thuật trồng lan.
Trở về quê, ông trồng thử nghiệm 6.000 chậu lan trên diện tích 500m2 với vô vàn khó khăn vì thời tiết gặp nhiều bất lợi. Ông Bửu cười: “Trận lũ lịch sử vừa rồi, cả gia đình mình trắng đêm chỉ làm mỗi một việc là di chuyển toàn bộ số lan đến nơi an toàn, thành quả của gia đình mấy tháng ròng cật lực chăm bón, hoa mà úng thì mình cũng héo”.
Dịp tết năm nay, gia đình ông nhận được nhiều đơn đặt hàng với giá bán 150.000 đồng đến 1,8 triệu đồng/chậu. Để thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, ông mở cửa hàng hoa tại TP.Quảng Ngãi.
Ông Đoàn Văn Thảo – Chủ tịch Hội ND xã Hành Phước, cho biết: Ông Bửu là hộ nông dân sản xuất giỏi của xã. Trồng lan hồ điệp là mô hình khá mới mẻ ở Hành Phước, mở ra hướng làm ăn mới cho bà con trong xã.
Mọi người có thể trao đổi kinh nghiệm trồng lan hồ điệp của ông Lê Minh Bửu qua số điện thoại: 0989.319.039.
Kinh nghiệm khi trồng lan hồ điệp
– Lan Hồ Điệp không thích đọng nước trên lá qua đêm. Nếu để đọng nước trên lá như vậy lá của nó có thể bị nhiễm bệnh.
– Hồ Điệp có thể cho bông trong điều kiện nhiệt độ dưới 65 độ F hay 18 độ C.
– Hồ Điệp là giống lan cho bông lâu tàn nhất trong điều kiện chăm sóc lý tưởng.
– Hồ Điệp thích ẩm ướt.
– Hồ Điệp ưa được trồng trong chậu chặt khít.
– Hồ Điệp ưa trồng trong giá thể có kích thước trung bình.
– Hồ Điệp không thích bị khô giữa hai kỳ tưới nước giống như một số loại lan khác. Một số loại lan giữa 2 lần tưới cần có 1 khoảng thời gian khô ráo.
Với Hồ Điệp thì kinh nghiệm cho thấy, không cần tưới nước nhiều, 1 tuần không tưới cũng không chết được. Nhưng do Hồ Điệp rất thích ẩm nên rất dễ bị nấm, do đó phải thường xuyên phun thuốc phòng nấm. Mùa khô, nếu gió nhiều, cây dễ mất ẩm, nên thường xuyên kiểm tra để tưới thêm. Mùa mưa nên tránh không cho nước mưa đọng trên lá, không để mưa trực tiếp vô lá làm thối lá. Trồng trong chậu kín, muốn giữ ẩm tốt thì không nên tưới nhiều làm thối rễ. Trồng thoáng, để rễ mọc phía trên thì tưới nước thường xuyên để giữ độ ẩm.
Về ánh sáng thì Hồ Điệp không cần nhiều sáng, nhiều cây trồng trong nhà gần cửa sổ gắn kiếng, có chút ánh sáng ban ngày vẫn có thể cho bông. Hồ Điệp có đặc tính khi ra bông, nếu không cắt vòi khi bông tàn, để 1 thời gian vòi đó vẫn cho nhánh ra bông tiếp. Vì vậy, nếu chăm tốt, vòi bự thì nên để vòi sau khi hoa tàn, dưỡng cây 1 thời gian lại cho bông tiếp trên vòi đó. Nhưng cần lưu ý lan nuôi bông thường rất yếu, nếu tham để bông lâu thì cây sẽ đuối, lá không cứng nổi. Người biết chơi thường cắt vòi sau khi hoa tàn, hoặc thấy cây yếu thì cắt vòi sớm hơn. Sau đó dưỡng cây bằng phân 30-10-10 một thời gian cho cây khoẻ lại mới nghĩ tới chuyện kích 6-30-30 để cho vòi khác.
Hồ Điệp là giống lan có hoa lâu tàn nhất. Khi có bông, nếu không tưới phân, không để nước phun lên bông, không để ngoài nắng thì bông có thể chơi tới 2 tháng. Mãn Thiên Hồng cũng họ hồ điệp là loại có hoa bền nhất./.
Gửi phản hồi