Mô hình trồng lan Mokara cắt cành tại xã Phong Nẫm, thành phố Phan Thiết

Mô hình trồng lan Mokara cắt cành ở Phan Thiết

Trồng lan Mokara cắt cành cần chú trọng đầu tư kỹ về giống, giá thể trồng, bón phân và khâu phòng, trị bệnh.

Lan Mokara (còn gọi là hoa lan cắt cành) là loài hoa lai từ 3 loại lan khác nhau có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới.

mokara_29_2064212037

 

Vòng đời sinh học của lan Mokara sinh trưởng và cho hoa trong 15 năm, mỗi cây cho khoảng 8 cành hoa/năm với sắc màu phong phú. Giống hoa này chủ yếu nhập từ Thái Lan có 13 loài và 9 màu sắc khác nhau, do đó được thị trường ưa chuộng. Hiện nay, tại các địa phương như Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh đã và đang phát triển nhiều mô hình trồng lan Mokara cắt cành và cho nhiều kết quả bước đầu khả quan.

Xuất phát từ thực tiễn trên, trong năm 2013 Phòng Kinh tế thành phố Phan Thiết đã đề xuất và được Hội đồng KH&CN thành phố đồng ý triển khai đề tài cấp cơ sở: “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và xây dựng thành công mô hình trồng lan Mokara cắt cành  trong nhà lưới, có hệ thống tưới phun tại xã Phong Nẫm, thành phố Phan Thiết”. Nội dung cụ thể là xây dựng mô hình trồng lan Mokara cắt cành với diện tích 120 m2, trồng 300 cây lan Mokara có trang bị hệ thống tưới phun tại xã Phong Nẫm, thành phố Phan Thiết. Thông qua đó, tổ chức phổ biến, giới thiệu mô hình mới này đến người dân tại địa phương. Qua khảo sát thực tế, đơn vị chủ trì đã phối hợp với Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng một vườn lan Mokara cắt cành với 300 gốc hoa với 03 màu sắc là vàng, cam, đỏ, mỗi loại 100 cây tại hộ ông Đặng Công Trúc – xã Phong Nẫm, thành phố Phan Thiết. Cùng với việc hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà lưới, hệ thống tưới phun, cán bộ thực hiện đề tài cũng đã tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa lan Mokara cắt cành cho hộ tham gia mô hình nắm bắt, phối hợp triển khai. Đến nay, qua hơn 6 tháng triển khai mô hình bước đầu cho kết quả như sau: Vườn lan Mokara với 300 gốc hoa sinh trưởng và phát triển tốt, chủ động phòng trừ được các dịch bệnh do nấm và côn trùng phá hoại. Trong đó, đối với hoa Mokara màu vàng cho hoa sớm (từ 3 tháng sau khi trồng) và có thể thu hoạch. Ngày 07/5/2014, đơn vị chủ trì cũng đã tổ chức buổi hội thảo để phổ biến kỹ thuật và kết quả từ mô hình đến người dân và cán bộ Hội Nông dân các phường, xã trên địa bàn thành phố.

Ông Đăng Công Trúc (chủ hộ tham gia mô hình) chia sẻ: Trồng hoa lan Mokara cắt cành không quá khó, quan trọng nhất là người trồng phải thật sự chú tâm kỹ đến khâu chọn giống cho phù hợp và đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, phải tuân thủ theo hướng dẫn kỹ thuật về xây dựng vườn đất, xử lý giá thể, kỹ thuật bón phân, chăm sóc và theo dõi thường xuyên tình hình dịch bệnh để có hướng xử lý cho phù hợp. Đợt Tết Nguyên Đán và Lễ 8/3 vừa qua, ông Trúc đã cung cấp cho mối tiêu thụ lân cận với số lượng khoảng 50 cành hoa từ mô hình, giá bán trung bình 12.000 đồng/cành. Hiện vườn lan mô hình vẫn đang được tiếp tục duy trì, chăm sóc, theo dõi để phục vụ cho công tác của đề tài trong thời gian đến.

Trồng và chăm sóc lan mokara

Mokara là loại lan công nghiệp có giá trị kinh tế cao, dễ trồng, chủ yếu phục vụ việc bán lan cắt cành

1. Làm nhà lưới trồng lan mokara

+ Hướng giàn lan: Hướng của giàn lan rất quan trọng. Làm sao để lúc nào vườn cũng có ánh sáng và bóng râm.
Hiện nay có lưới nilon màu đen có tác dụng tản nhiệt và hạn chế ánh sáng được bán rộng rãi nên rất thuận tiện, giàn lan không cần phải theo hướng nữa mà tùy theo thế đất của mình làm giàn lan thế nào cũng được.

Trồng lan theo luống và có mái che lưới đen

+ Sườn giàn lan mokara: Sườn giàn lan cần phải làm cho thật chắc chắn.
– Trụ đứng: Trụ phải được trồng bằng sắt hoặc bằng bê tông để đảm bảo lâu dài, có nhiều cây chằng ngang dọc để giữ vững. Cột trụ phải cao khoảng 3-3.5m.
– Giàn che nắng: Dùng để che ánh sáng trực tiếp. Thường làm bằng lưới nilon, chỉ cần căng cho thật phẳng vài sợi dây thép là lợp lưới được.
Tương tự làm giàn lan Dendrobium nhưng phải làm luống thay vì làm giàn treo và kệ.

+ Luống trồng:
– Chiều dài của luống trồng lan tuỳ thuộc vào diện tích đất. Tuy nhiên chiều dài luống không nên làm quá dài bất tiện cho việc đi lại chăm sóc.
– Chiều rộng luống có thể 0,7m hoặc 1,2m tùy theo bố trí trồng 2 hàng cây hay 4 hàng cây.
– Chiều cao của luống tính từ mặt đất là 30cm
– Luống cách luống 0,6m để làm lối đi.

2. Điều kiện trồng và cách trồng mokara:

– Nhiệt độ: Mokara thuộc nhóm lan ưa nóng. Nhiệt độ thích hợp ban ngày không dưới 210C. Nhiệt độ ban đêm không dưới 18.50C.
– Anh sáng: Mokara là loài cây ưa sáng. Anh sáng yếu cường độ quang hợp giảm khi đó cây thiếu dinh dưỡng và không ra hoa. Vườn che nắng 50-60% ánh sáng tự nhiên cây sẽ phát triển tốt.
– Tưới nước cho mokara: Tưới theo mùa. Do mokara cần độ ẩm cao nên mùa khô tăng cường tưới nước để tránh hiện tượng rụng lá và giảm cường độ quang hợp.
– Độ thông thoáng: Những vùng thiếu thông thoáng dễ gia tăng bệnh cho lan. Còn trường hợp ở nơi quá thông thoáng như đồng trống gia tăng bốc hơi nước làm cho môi trường có độ ẩm thấp, cây thoát hơi nước mạnh làm cây kém phát triển do vậy cần phải che chắn.
– Kiểu trồng: Lan Mokara có thể được trồng trên lưới, trồng trong luống có chứa vỏ đậu, trồng trong các chậu gốm, nhựa không có chất trồng hoặc có chất trồng là xơ dừa, vỏ đậu, than; hoặc được trồng bằng cách bó vào trụ xi măng đứng. Tuy nhiên kiểu trồng trên các luống có chứa vỏ đậu là cách trồng phổ biến nhất và hiệu quả nhất.
– Đất trồng: Đất chọn trồng mokara phải cao ráo, thoáng mát và có tỷ lệ cát cao.
– Chuẩn bị luống trồng: luống trồng làm thành khung hình chữ nhật để cho vỏ đậu vào không bị trôi chảy.
– Trồng cây: Cây giống MOKARA có hai nguồn chủ yếu, một là nhập khẩu từ Thái Lan; hai là từ các nhà vườn, nhưng cho dù từ nguồn nào thì việc phòng trừ nấm bệnh cho cây trước khi xuống giống.
– Dùng dây ni lon bó từ 5-10 cây và ngâm vào nước có pha thuốc trừ nấm VICARBEN theo tỷ lệ 2/3 lượng ghi trên  bao bì, nhúng vào cho ướt đều và  vớt ra treo ngược cho ráo nước, cứ treo như thế cho đến khi đem xuống giống.
– Cách trồng: Các cây lan Mokara được buột đứng vào các nẹp đã chôn xuống vỏ đậu sao cho gốc lan không chạm vào vỏ đậu. Trồng cây cách cây 30cm

3.  Chăm sóc và bón phân cho mokara: Duy trì độ ẩm cao nếu mùa nắng tưới ngày 2 lần, Che nắng 50-60%

– Phân bón: có thể chia ra 4 giai đoạn để tưới phân

a. Giai đoạn lan mokara phục hồi và ra rễ non:

Một số loại phân thường dùng:
– Terra sorb – 4 dùng 2ml/lít nước
– NPK 30-10-10 hoặc NPK 30-15-10 dùng 1g/lít
– Vitamin B1 dùng 1ml/lít
Cách phun: Phun định kỳ 5 ngày/ lần.

b. Giai đoạn sinh trưởng:

Một số loại phân thường dùng:
– Phân cá Fish Emulsion 1ml/lít nước
– NPK 20-20-20 (1-1.5gam/lít)
– Vitamin B1 dùng 1ml/lít
– NPK 30-15-10 dùng 1g-1.5/lít Phun định kỳ 5 ngày/ lần.
– Phân Dynamic rải gốc 10g/gốc. Định kỳ rải gốc 1-1.5 tháng/lần. Rải phân khi rễ Mokara xuống nhiều và chạm với vỏ đậu .

c. Giai đoạn mokara ra hoa

Một số loại phân thường dùng:
– Phân cá Fish Emulsion 1ml/lít nước
– NPK 20-20-20 (1-1.5gam/lít)
– Vitamin B1 dùng 1ml/lít
– Phân Dynamic rải gốc 10g/gốc. Định kỳ rải gốc 1-1.5 tháng/lần
– Rong biển 10g/30ml

d. Phòng trừ sâu bệnh cho mokara: Thực hiện phun phòng định kỳ 10-15 ngày /lần. Sử dụng luân phiên các loại thuốc khác nhau:
Thuốc trừ bệnh thường dùng là Rhidomil, Aliette, Score, Vicarben
Thuốc sâu: Decis, Bassa, Anvil B thái lan…mokara_31_1632775924

 

 

Giới thiệu nhatkhoa 2102 bài viết
Cảm ơn bạn đã xem qua bài viết! Nếu bạn cần mua lan vui lòng liên hệ Anh Châu - 090 3166673 - 0923 266 299 ĐỊA CHỈ: 196 Trịnh Đình Trọng Phường Phú Trung, Quận Tân Phú, Tp Hồ Chí Minh

Hãy bình luận đầu tiên

Gửi phản hồi