Từ đam mê loài lan rừng có tên Ngọc điểm (tên khác: Nghinh xuân, Tai trâu) mà anh nông dân Phạm Đức Tố (43 tuổi), ở xã Mađagui, H.Đạ Huoai (Lâm Đồng) đã phát triển thành vườn để kinh doanh, và rồi mỗi năm hàng trăm cành lan ấy “xuống phố” để đón xuân.
Anh Phạm Đức Tố trong vườn lan tiền tỉ của mình. |
Theo anh Tố kể lại, 16 năm trước, khi cùng gia đình rời quê hương Hải Dương để “di cư” vào vùng đất Mađagui này lập nghiệp, “vốn lận lưng” của anh chỉ là “thợ đụng” với tinh thần sẵn sàng…làm ruộng và bán sức lao động cho bất cứ ai. Tại vùng đất mới, gia đình anh mua được 6.000m2 đất, anh chọn trồng nhiều loại cây ăn quả và đi làm mướn sinh nhai. Năm 2002, vô tình anh gặp được một người bạn ở TP.HCM và người bạn ấy đã giới thiệu với anh về nghề trồng lan rừng. “Khi ấy, nghe bạn nói nhiều về việc làm giàu bằng nghề trồng lan rừng, tôi mê lắm và bắt đầu sưu tầm giống lan rừng Ngọc điểm để chơi. Và đến năm 2006 thì quyết định bắt tay đầu tư 200m2 đất để trồng thử 50 trụ lan rừng có tên Ngọc điểm này”, anh Tố kể.
Cũng theo anh Tố, khi vào “làm thật” rồi mới thấy khó khăn vất vả, bởi chưa nắm bắt hết về kỹ thuật thuật trồng và chăm sóc hoa nên có những lúc anh dường như bất lực nhìn những trụ lan mình trồng cứ chết dần, chết mòn mà không biết cách gì để cứu. Không chịu thất bại, anh bỏ thời gian, công sức để nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân vì sao cây lan mình trồng không thể phát triển được. Và phải mất một thời gian dài anh mới biết được loài này rất thích hợp khi trồng trên thân cây vú sữa và việc điều tiết độ ẩm, nhiệt độ, nước, ánh sáng cho lan là vô cùng quan trọng.
Khắc phục điểm yếu này, vườn lan của anh dần dần mang lại hiệu quả, 2 năm sau anh mở rộng vườn lan lên 1.000m2 và nay là 1.900m2, trồng hơn 1.100 trụ lan rừng Ngọc điểm. Anh Tố cho biết: “Loài lan rừng Ngọc điểm chỉ nở hoa vào mùa xuân – đúng dịp tết âm lịch nên còn được gọi là lan Nghinh xuân (hoa nở trong khoảng 20 – 30 ngày thì tàn) và có rất nhiều người yêu thích. Giống lan rừng này được tôi nhập về chủ yếu từ Campuchia, Lào rồi chăm sóc và cấy ghép vào thân cây vú sữa để trồng thành từng trụ (cao 1,5 – 2m) trong vườn. Chăm sóc khoảng 3 năm thì có thể bán giống hoặc để đến tết bán cả trụ cây lẫn hoa”.
Lan này không lo bị ế, khách hàng từ nhiều tỉnh thành như: Đà Nẵng, Hà Nội, Nha Trang, TP.HCM, Cần Thơ… thường xuyên tìm đến mua lan. Anh Tố tiết lộ thêm, bình quân hằng năm, một trụ hoa cho sản lượng 5 – 7kg giống (giá bán từ 250.000 – 300.000 đồng/kg), riêng mùa tết năm nay trong vườn có khoảng 250 trụ nở hoa có thể xuất bán (giá từ 2,5 – 5 triệu đồng/trụ), doanh thu mỗi năm cũng tính bằng tiền tỉ…
“Để trồng được lan này đòi hỏi phải nắm vững kỹ thuật, điều tiết độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng và nước cho phù hợp. Thông thường, lan thích hợp với nhiệt độ khoảng 20 – 32oNghinhC và độ ẩm từ 55 – 60%; vào mùa khô cần phải tưới nước thường xuyên để kích thích lan ra rễ, đồng thời cần điều tiết ánh sáng ở mức từ 60 – 70% là đủ cho lan phát triển. Quan trọng hơn, người trồng lan cần phải thường xuyên bám vườn để theo dõi, kịp thời phát hiện lan bị sâu bệnh mà xử lý, không được để bệnh lây lan sẽ rất nguy hiểm”, anh Phạm Đức Tố chia sẻ.
Một trụ lan rừng Nghinh xuân trong vườn
Một số hoa lan Nghinh xuân trong vườn nhà anh Tố.
Một số thông tin về lan nghinh xuân – Lan ngọc điểm
Là một họ phong lan khá dễ trồng nhưng lại có cái tên và sắc khá ấn tượng: Lan Ngọc Điểm. Lan Ngọc Điểm nở một lần vào mỗi mùa xuân nên còn có cái tên khác rất thiện cảm là Lan Nghinh Xuân, dân giã và gần gũi hơn thì là lan Tai Trâu.
Đến tháng 11 âm lịch, nên quan sát kỹ xem tình trạng vòi hoa, vì đã có vòi hoa trong thì vòng 1 tháng sẽ nở hoa: nếu thấy ở nách lá mới nhú nụ hoa, sẽ có hoa vào đúng Tết. Còn cây nào đã nhú nụ hoa dài cỡ 5cm trở lên thì hoa sẽ nở sớm hơn Tết, để chơi vào dịp Noel. Cây nào chưa nhú nụ sẽ nở hoa trễ hơn Tết.
Dựa trên nguyên tắc chung về thời tiết, năm nào trời lạnh nhiều thì hoa nở trễ, năm nào trời nóng nhiều hoa sẽ nở sớm. Gặp cây lan nào có triệu chứng nở sớm, phải đem để vào chỗ râm mát và tưới nước vào sáng sớm hoặc chiều mát để làm lạnh nhân tạo, cây lan sẽ nở trễ hơn (có thể vào dịp Tết). Cây nào có triệu chứng nở trễ hơn Tết thì phải đem ra phơi nắng hoặc tưới thúc thêm phân NPK 6- 30- 30 hoặc 10- 50- 10, loại có nhiều lân và kali để kích thích ra hoa, cây có thể ra hoa đúng Tết theo ý muốn.
Rhynchostylis gigantea thường được gọi là Ngọc điểm đai châu (chuỗi hạt châu) mà người bình dân gọi trại là tai trâu hay đuôi chồn hay gọi là lan me (vì thường mọc trên cây me tại Saigon). Hơn nữa lại nở vào mùa Xuân cho nên có thêm tên gọi là Nghinh Xuân. Cây lan này thường có 5-8 lá dài từ 20-30 cm, rộng 4-7 cm, mầu xanh vàng có những sọc trắng và những chấm tím. Cây lớn và khỏe manh có thể ra tới 3-4 chùm hoa cong và dài từ 15 đến 30 cm, hoa to chừng 3 cm, mầu hồng nhạt có những chấm tím, hương thơm ngát và 2-3 tuần mới tàn. Thỉnh thoảng có những giống trắng tuyền hay đỏ thẫm.
Theo Kamemoto và Sagarik (1975) tại Bangkok, Thái Lan có cây Ngọc điểm với nhiều nhánh đã ra tới 30 chùm hoa. Ngoài ra cây lan ra hoa có nhiều mầu đỏ đã lai giống với một cây mầu đỏ khác đã tạo ra một giống đỏ tuyền. Những cây lan hoa mầu đỏ này, nếu mùa thu quá nóng, sẽ thành trở thành sắc đỏ có pha lẫn trắng.
Chăm sóc Lan ngọc điểm như thế nào?
Vì có rễ lớn nên trồng ngọc điểm với chất trồng thật thoáng, trồng trong chậu đất không tốt bằng trồng trong giỏ gỗ hay khúc gỗ.
Nước tưới phải sạch, không dùng nước cứng. Không nên dùng phân chuồng.
1 Xử lý cây từ rừng về:
- Phân loại lớn nhỏ sau đó cắt bỏ những lá hỏng và rễ hỏng)
- Xử lý nấm virus (bằng Kasumin 2L, Ridomil Gold, Afamil,…. có thể mua tại các quầy thuốc thực vật và phun theo đúng tỷ lệ trên nhãn của sản phẩm)
- Ngâm cây vào dung dịch,(nên ngâm nước một ngày với công thức: 1 thìa súp đường, 1 thìa cà phê phân bón 30-10-10, 10 + 1 viên thuốc tránh thai + 20 lít nước:Khuấy cho đều, ngâm cây trong 4 giờ, lấy ra để cho ráo nước.
- Buộc 3 đến 5 cá thể lại với nhau rồi treo ngược (ngọn xuống dươí gốc phía trên. luu ý: Che mưa cẩn thận tránh bị thối hàng loạt do cây mới hái có nhiều tổn thương.)
- Để khoảng 15 – 25 ngày trước khi bắt đầu ghép cây vào cội : Phun thuốc trị bệnh và sau 7 ngày thì phun phân để phục hồi bộ rễ
2 Ghép cây
Ghép cây vào cội: ( chú ý mặc lưng –bụng có ảnh hưởng đến sự phân bố chồi hoa sau này).Luôn nhớ lan Ngọc Điểm thường mọc trên cây cao rất thoáng gió cho nên không ưa không khí tù hãm vì thế rễ cây không được ẩm ướt suốt ngày. Lan cũng không ưa bị quấy nhiễu hay thay chậu, cho nên cách trồng tốt nhất là cột vào miếng gỗ, miếng ngói hay vỏ cây hay trồng trong giỏ để phơi rễ ra ngoài
3 Các thời kỳ phát triển
- Giai đoạn1: 1-3 tháng sau ghép: cần nhiều dưỡng chất để phát triển bộ rễ, nhiều đạm. Phun thuốc phòng trừ bệnh theo đinh kỳ và luân phiên thay đổi. Che ánh sáng 65- 70%
- Giai đoạn 2: 9 tháng sau ghép: Giai đoạn này cây xuất hiện 1 số bệnh (cần theo dõi vườn thường xuyên), phun phân và thuốc theo định kỳ.
- Giai đoạn 3: 15 tháng sau ghép: phun phân và thuốc theo định kỳ.
- Giai đoạn 4: trên 18 tháng: Cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất và thành phần khác cho cây
4 cách bón phân và chăm sóc
- Ánh sáng: Tránh ánh sáng trực tiếp vì dễ làm cây bị cháy lá.
- Nhiệt độ: phát triển tốt nhất là 20 – 30 độ C.
- Nên tưới nước 1 lần/ngày, thường là vào buổi sáng và chiều mát để giữ cho cây có độ ẩm thích hợp. Khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột thì không nên tưới ngay mà để cách 1 – 2 ngày sau để cho cây thích hợp với môi trường mới.
- Cứ 7 ngày thì tưới phân một lần với liều lượng quy định vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Nên tưới qua nước một lần, sau đó 10-15 phút thì tưới phân để cây hấp thụ tốt hơn.
- Với cây lan con hoặc cây mới ghép nên dùng phân NPK: 30-10-10. Lan trưởng thành dùng NPK: 20-20-20. Khi thấy cây nhú hoa thì dùng NPK: 6-30-30 để cho hoa mập hơn, bền và tươi hơn.
- Hằng tháng nên phun thuốc phòng sâu bệnh, nấm.
Chú ý :
-Mùa đông, nếu nhiệt độ dưới 10 độ C, cây không phát triển, nụ sẽ bị hỏng, vì vậy cần chuyển cây đến chỗ ấm hơn hoặc có biện pháp che chắn.
-Lan ngọc điểm có thời gian nghỉ từ 1-2 tháng sau khi ra hoa, vì giai đoan nghỉ cây không cần cung cấp dưỡng chất, nếu như không chú ý thì có thể gây lãng phí phân và dưỡng chất và có hệ lụy đến sau này. (cây nghỉ bắt đầu từ tháng 2 al đến hết tháng 3 al).
5 Thời kỳ ra Hoa
- Tháng 11 âm lịch: Chồi non của lan Ngọc Điểm 1 -2 cm
- Giai đoạn này cần theo dõi sự phát triển của chồi hoa, đồng thời, theo dõi bệnh, nấm, nhện, kiến….
Thông thường Ngọc điểm nở hoa vào cuối mùa đông hay đầu mùa xuân và vào dịp Tết Nguyên Đán. Khi thấy lan ra nụ, hãy phun nước hoặc tăng thêm độ ẩm hoặc tưới sơ qua. Muốn lan nở sớm hơn hãy tăng thêm nhiệt độ hay là mang vào trong nhà để dưới ánh đèn, nhưng cần thoáng gió và độ ẩm. Nếu muốn lan chậm nở hãy mang vào chỗ rợp mát, vào phòng lạnh hoặc để nước đá ở gần, nhưng đừng cho vào gốc hay để rễ chạm vào.
Loại này có nhiều tên gọi khác nhau, miền Nam gọi là Ngọc Điểm, miền Trung gọi là Nghinh Xuân, còn miền Bắc là Đai Châu. Đây là loại lan rừng có nhiều ở Việt Nam, đặc biệt là các vùng nóng. Khi trồng, bạn nên hiểu và tuân thủ những điều sau.
Độ bền hoa: 20 – 35 ngày.
Thời gian nở hoa: Tết Nguyên đán hàng năm, trừ những năm nhuận thì cây nở sớm hơn.
Ánh sáng: Tránh ánh sáng trực tiếp vì dễ làm cây bị cháy lá.
Nhiệt độ: phát triển tốt nhất là 26 – 30 độ C.
Độ ẩm: 40 – 70%.Nên tưới nước 1 lần/ngày, thường là vào buổi sáng và chiều mát để giữ cho cây có độ ẩm thích hợp. Khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột thì không nên tưới ngay mà để cách 1 – 2 ngày sau để cho cây thích hợp với môi trường mới.
Cứ 7 ngày thì tưới phân một lần với liều lượng quy định vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Nên tưới qua nước một lần, sau đó 10-15 phút thì tưới phân để cây hấp thụ tốt hơn.
Với cây lan con hoặc cây mới ghép nên dùng phân NPK: 30-10-10. Lan trưởng thành dùng NPK: 20-20-20. Khi thấy cây nhú hoa thì dùng NPK: 6-30-30 để cho hoa mập hơn, bền và tươi hơn.
Hằng tháng nên phun thuốc phòng sâu bệnh, nấm.
Chú ý: Mùa đông, nếu nhiệt độ dưới 15 độ C, cây không phát triển, nụ sẽ bị hỏng, vì vậy cần chuyển cây đến chỗ ấm hơn hoặc có biện pháp che chắn
Gửi phản hồi