Sản phẩm cây giống lan kiếm xanh Huế và lan kiếm Hoàng Long được gieo từ hạt của cây mẹ có mặt hoa như hình.
Là một trong những loại phong lan được nhiều người chơi đánh giá là dễ nuôi trồng, không yêu cần khắt khe trong quá trình chăm sóc lại cho mùa hoa rải rác từ tháng 2 đến tháng 11 hàng năm, hoa có hương thơm rất đặc trưng, màu sắc hoa bắt mắt tạo sự tươi mát cho người thưởng hoa; Trong khi đó, giá thành của loại lan này cũng khá hợp lý. Do vậy, phong lan kiếm xanh Huế này đang được nhiều người tìm kiếm và sẵn sàng chi tiền để bổ sung chúng vào bộ sưu tập vườn lan của mình.
Đặc điểm của cây lan Kiếm xanh Huế
- Hình dáng bên ngoài: Lan kiếm xanh Huế thường mọc thành khóm, thân cây có màu xanh đậm hoặc đôi khi xanh ngả vàng là do khí hậu của từng vùng. Có một số cây lại có những sọc trắng mờ chạy dọc trên thân tạo nét đặc biệt cho cây.
- Kích thước: Thân cây rất ngắn chỉ khoảng 5 – 15cm, hầu như không có thân rõ ràng, thân có thể dài hay ngắn cũng một phần do chế độ chăm sóc và khí hậu của từng vùng.
- Lá: Lan kiếm xanh huế tự nhiên có bộ lá khá to bản rộng khoảng 3 – 6cm, dày màu xanh đậm, dài từ 40 – 60cm, có đường rãnh chạy dọc chính giữa lá, hai mép lá hơi cúp lại có dạng hình chữ V. Lá cây lan kiếm có bẹ thường ôm trọn cả thân cây.
- Hoa: Hoa của lan kiếm xanh Huế thường nở rải rác quanh năm kéo dài từ tháng 3 – 11 hàng năm. Hoa mọc theo từng chùm trên một cuống dài từ 20 – 40cm buông rủ xuống, mỗi chùm có khoảng trên dưới 30 bông hoa.
- Hoa lan kiếm rừng có 5 cánh màu xanh ngọc kết hợp với 3 thùy lưỡi hoa gập màu trắng tinh khôi cùng với sự phân bố hoa không đều ở đoạn cuống đầu tiên đã tạo nên nét đặc trưng riêng có của loài hoa này. Thời gian hoa bung nở thường ngắn khoảng 5 – 7 ngày rồi tàn, ở những nơi mát mẻ có thể giữ được lâu hơn khoảng vài ngày.
- Đối với lan kiếm xanh được trồng ở vùng miền khác có nhiều nắng và chế độ chăm sóc khác nhau, lá sẽ ngả vàng hơn và hoa cũng vàng hơn.
- Rễ: Kiếm xanh Huế có bộ rễ chùm giúp chúng bám chắc vào các vật thể nơi nó sống và giá thể nhân tạo. Chúng hút chất dinh dưỡng tốt nhất nuôi các bộ phận khác của cây, phần đầu rễ thường thiếu ánh nắng có màu trắng hoặc màu trắng tím, thân rễ màu trắng ngà.
ĐẶC ĐIỂM LAN KIẾM HOÀNG LONG
Hoàng Long nghĩa là “Rồng Vàng” – biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Đây là câu lan kiếm mang vị thế “Quân Vương” bởi vẻ đẹp xuất sắc, toàn diện cả về củ, lá và hoa. Với thân thủ phi phàm, cốt cách và thần thái bậc nhất. Hoàng Long được coi là bảo bối trấn vườn của các kiếm thủ trong làng lan kiếm Việt.
Cây lan kiếm Hoàng Long thuộc dòng lan kiếm Tiên Vũ, là loại lan dễ trồng và dễ chăm sóc được sống ở vùng độ ẩm cao nên thân cây sẽ phình ra và cao khoảng từ 5-7 cm (có thể cao hơn tùy thuộc vào vùng khí hậu trồng cây).
Thân cây phình ra rộng khoảng3-5cm. Thân cây thường có màu xanh tuyền, xanh vàng và có thể có sọc trắng mờ dọc theo thân. Khi mới ra mầm cây chưa có thân thì thường mỏng và màu có thể khác 1 chút.
Đặc điểm nổi bật của lan kiếm Hoàng Long là khi trưởng thành củ sẽ mập hơn lon bia, hơi thon phần cổ lá. Bộ lá xòe mở, vút thẳng, bản lá dày và to bậc nhất trong làng kiếm. Thùy lá xanh sạch và lá có thể đạt 5-6cm là rất bình thường. Cây lan kiếm Hoàng Long khi tốt lá có thể đạt 7cm thậm chí hơn 7cm. Tình trạng lá láng chuyển sần cũng khá phổ biến. Lá sần mang tính di truyền. Chưa có phương pháp để khắc phục từ sần sang láng.
Lan kiếm Hoàng Long có mùi hoa thơm khá đậm. Khi nở hoa sẽ có màu vàng sáng rực rỡ, Cánh bầu xếp cân đối tương đối khít khi mới nở. Lưỡi trắng ánh hồng quyến rủ, giữa lưỡi có ánh vàng lan vào họng và lên trụ nhụy. Cần hoa xanh dài, thẳng, dày bông, phân hoa đều, rủ xuống như chuỗi ngọc. Soi kĩ mỗi giò, mỗi lần nở hoa mỗi khác một chút.
Tùy mùa, tùy cách chăm sóc, chế độ dinh dưỡng, tiết khí hậu của mỗi vườn và thời tiết ở mỗi địa phương. Hoa nở đẹp nhất trong 8-12 giờ đầu khi lưỡi duỗi thẳng, sau đó lưỡi hơi cuộn lại và cánh hoa dần chuyển màu vàng đậm hơn. Còn có dòng Hoàng long lùn với thân lá rất ngắn, có thể do khác biệt lâu ngày về cách cho ăn nắng, cách tách cây, cách phân thuốc.
Rễ cây thuộc loại rễ chùm, đầu rễ thường có màu trắng trong và màu trắng tím. Thân rễ thường có màu trắng ngà và ít khi có màu khác.
Với khí hậu nóng và không lạnh thì rễ mọc quanh năm, còn nếu có mùa đông rễ cây sẽ ngừng phát triển hoăc phát triển rất chậm. Loại này cũng hay mọc ngược lên trên mặt giá thể để hút hơi ẩm và khí.
Cây khá dễ nhận biết vì trong dòng kiếm loại này thân lá to nhất.
CÁCH CHĂM SÓC LAN KIẾM XANH HUẾ VÀ HOÀNG LONG:
Tưới nước:
Quan trọng nhất là tưới nước tưới thế nào để cây đủ ẩm vừa đủ độ sạch lá để cây quang hợp tốt, giá thể thông thoáng để bộ rễ phát triển mạnh, ít nhất mỗi ngày phải tưới 1 lần trời nắng nhiệt độ ở dưới 30 0 c và tưới 2 lần. Khi nắng nóng khi nhiệt độ ở trên 30 0 c. Đối với cây trong chậu thì nên trồng loại giá thể thoát nước tốt để cây ko bị úng dễ gây ra sâu bệnh. Nhưng cũng phải chọn loại giá thể vừa thoát nước nhưng vẫn giữ được độ ẩm để cây phát triển tốt.
Chú ý không nên tưới mạnh quá khiến lá cây và thân cây bị dập hoặc tổn thương rất dễ gây bệnh cho cây.
Ánh sáng và nhiệt độ, độ ẩm:
Cây lan kiếm xanh Huế và lan kiếm hoàng long thường ưa mát mẻ nên cần đặt lan ở nơi có 20 – 50% ánh sáng và nhiệt độ thích hợp dao động từ 20 – 30 độ C.
Nếu trồng trong vườn cần thiết kế các kiểu mái, lưới giàn che chắn cho cây không để bị nắng, mưa và ánh sáng trực tiếp chiếu rọi vào cây lan kiếm. Nếu bị ánh nắng trực tiếp, lá cây bị cháy, táp rất nhanh làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.
Khi cây chuẩn bị phân hóa mầm hoa, cần đặt cây ra nơi có ánh sáng và lượng ánh nắng mặt trời dịu nhẹ giúp cây quang hợp tốt.
- Bón phân:
Thời điểm bón phân cho cây lan kiếm chia làm 3 lần trong năm:
– Lần 1: Đầu năm từ tháng 1 – 2 bón phân chậm tan như: phân ép viên trùn quế, phân bò, dê ép viên để giúp cây bung chồi.
– Lần 2: Chuẩn bị (bắt đầu ra vòi hoa): phun phân bón lá, phân hữu cơ sinh học như Đầu Trâu. AH Thanh Hà để giúp hoa nở to và đồng loạt.
– Lần 3: Sau khi hoa tàn, cắt tỉa lá, bón phân NPK hàm lượng 20 – 20 – 20 + TE để cây tập trung dinh dưỡng vào vụ hoa mới.
Ngoài 3 lần bón chính, có thể bón thêm các loại phân vi sinh, vi lượng để cung cấp các yếu tố vi lượng cho cây nếu cần thiết.
- Phòng trừ bệnh cho cây lan kiếm xanh huế và hoàng long:
Nếu cây có hiện tượng vàng lá, nên kiểm tra phân gốc rễ cây, bộc lộ gốc xem có bị thối rễ không, nếu rễ thâm đen, vỏ nhũn là đúng.
Cần tưới đúng liều lượng nước, không ít cũng không quá đẫm, nếu giỏ giá thể chặt kín phải làm thông thoáng để thoát nước dễ dàng khi tưới.
Riêng cây lan không nên dùng phân gà để bón rất dễ làm ngộ độc rễ cây, làm vàng những lá trưởng thành rồi rụng, mắt chồi non héo. Khi đó, cần tưới rất nhiều nước để làm loãng phân ra rồi dùng thuốc giải độ đất và kích rễ giúp nhanh ra rễ mới, khi đó sẽ giữ được cây sống lại.
Ngoài ra, cây lan kiếm cũng có một số loài côn trùng ăn hại như: loài ốc sên rất nhỏ, sâu ăn lá kí sinh ở các kẽ lá… Biện pháp phòng là gắp côn trùng thường xuyên, trong vườn lan hoặc nơi treo giỏ lan luôn sạch sẽ và thông thoáng, phun thuốc khử trùng xung quanh.
Tác dụng của cây lan kiếm xanh Huế và Hoàng Long:
Cây hoa lan kiếm xanh Huế và Hoàng Long tự nhiên có màu sắc riêng biệt nên được nhân giống rộng rãi để làm cảnh, trang trí nhưng vẫn phải đảm bảo đủ các yếu tố tự nhiên thì hoa mới nở đúng màu sắc riêng có của nó.
Cây được trồng trong giỏ treo ở những nơi thoáng mát như hiên nhà ở, ban công, sảnh, quầy lễ tân của các công ty, quán ăn, quán hát… Mang đến không gian trong lành, xanh mát lại vừa mang thông điệp giúp mỗi chúng ta thêm yêu thiên nhiên hơn.
Giá sỉ alo trực tiếp cho châu, để báo giá cụ thể chi tiết luôn nhé.
-A Châu – 0903.166.673 – 0917.096.699 (Vui lòng gọi Từ sau 9h Sáng – 9h đêm).
-Địa chỉ: 196 Trịnh Đình Trọng Phường Phú Trung, Quận Tân Phú, Tp Hồ Chí Minh.
Giá lẻ vật tư và phân bón xem tại đây: http://runglan.com/shop/
Gửi phản hồi