Cách Làm Lan Hoàng thảo nở hoa đúng Tết
Thưa các bạn, chúng ta đang sống trên… quê hương của… chi lan Hoàng thảo.Các nhà thực vật học đã nhận xét rằng, Đông Nam Á là quê hương của chi lan Dendrobium, mà chúng ta quen gọi là lan Hoàng thảo.
Hoàng thảo là chi lan có số lượng cực kỳ lớn, và cực kỳ đa dạng (hơn 1600 loài), hầu hết nằm ở vùng Đông Nam Á.
Riêng ở Việt nam đã có hơn 100 loài.
Hoàng thảo có rất nhiều dáng đẹp, hoa đẹp:
Có loài thì cao lớn, thẳng cứng, như Thái bình, chùm hoa to thưa thả xuống lả lơi.
Có loài thì thanh mảnh, mềm mại, như Trúc mành, nhưng bông hoa thì tứ sắc, to bất ngờ so với cái dáng ẻo lả của “dây”.
Có loài thì ngắn tủn, ngộ nghĩnh, mà nở hoa thì hừng hực như lửa cháy: Đơn cam.
Có loài thì dẹp lép, có loài thì lại phình to ra khủng khiếp: Hoàng lạp.
Có quá nhiều hình dáng cây, quá nhiều dạng hoa, màu sắc, khó mà tả xiết.
Các loài Hoàng thảo thay nhau nở hoa quanh năm, liên tục trang điểm cho vườn hoa của chúng ta.
Vậy, nếu chơi Lan mà chúng ta bỏ qua, không chơi lan Hoàng thảo, thì thật là đáng tiếc.
Có một số loài thường nở vào mùa Xuân, cũng không xa Tết lắm, nếu nó nở đúng ba ngày Tết thì thật là thích thú.
Sau một số năm tìm hiểu về chi lan này, ở vườn trồng và ở trên rừng, tôi đã thí nghiệm điều khiển cho 1 số loài Hoàng thảo cho nở đúng Tết để đón Xuân.
Theo yêu cầu của nhiều bạn yêu Hoàng thảo, muốn tìm hiểu, thử nghiệm ứng dụng. Tôi xin trình bày chia xẻ cùng các bạn những hiểu biết ít ỏi, và chút kinh nghiệm nhỏ bé của mình, để các bạn tham khảo, ứng dụng làm thử cho vui.
Vì không phải là nhà chuyên môn, chỉ là những kiến thức tự học, phạm vi tìm hiểu, thí nghiệm còn hạn hẹp. Tôi xin dân dã, “thấy sao nói vậy”, mong được các bạn vui lòng thông cảm. Chúng ta cùng bàn, cùng chơi cho vui vẻ.
Các số liệu, kinh nghiệm… của tôi mới chỉ ở khí hậu Hà nội. Các bạn ở những vùng khí hậu khác thì dựa theo nguyên lý này, rồi tự theo dõi, điều chỉnh lịch điều khiển cho phù hợp với khu vực mình.
Còn nhiều loài, nhiều cách mà tôi cũng chưa tìm hiểu hết được. Nếu được các bạn cùng làm và cùng rút thêm kinh nghiệm để có nhiều thành công hơn, thì thật là mãn nguyện.
Tôi mới tìm hiểu thử nghiệm được với một số loài Hoàng thảo, vì vậy ở phần này, chủ yếu là tôi phân tích đặc tính của cây mà chúng ta có thể tận dụng để điều khiển ra hoa, và cách làm cho nó ra hoa theo ý mình.
Mấy loài này tôi đã có số liệu (ở khí hậu Hà nội)và kinh nghiệm cụ thể, xin trao đổi cùng các bạn:
– Hoàng thảo Long tu
– Hoàng thảo U lồi (Ngũ tinh)
– Hoàng thảo Đùi gà
– Hoàng thảo Hạc vỹ
Nếu bạn nào muốn ứng dụng cho những loài khác, thì tôi xin cộng tác, cùng làm cho vui, chưa thể có số liệu được.
Và cũng xin nói thêm là: không phải loài Hoàng thảo nào cũng có thể cho nở vào Tết được, trong cái rét của Hà nội và các tỉnh phía Bắc.
Mong các bạn thông cảm.
Thưa các bạn. Để chăm sóc tốt và điều khiển được cây, chúng ta cần hiểu nó. Vậy thì, chúng ta cùng tìm hiểu về đặc tính của các loài Hoàng thảo nói trên:
1- Đặc tính NGỦ ĐÔNG của nhóm Hoàng thảo này:
Khí hậu Việt nam thuộc vùng Nhiệt đới gió mùa. Một năm chia thành 4 mùa rõ rệt. Lan rừng cũng thay đổi tương thích theo thời tiết rất linh hoạt, trở thành những tập tính mà chúng ta cần lưu ý:
– Mùa Xuân ấm, ẩm : cây cối *** chồi nảy lộc, sinh sôi mãnh liệt.
– Mùa Hè nắng nhiều, mưa nhiều: cây phát triển mạnh, tích luỹ dưỡng chất.
– Mùa Thu mát mẻ, se khô, nắng nhẹ: cây tích luỹ dưỡng chất thêm, rồi chuyển sang củng cố hoàn thiện, rụng bớt lá để giảm thất thoát nước, chuẩn bị ngủ Đông.
– Mùa Đông giá rét, khô hanh, cây dừng sinh trưởng, “NGỦ” để giữ gìn năng lượng, chờ đến mùa Xuân sẽ sinh nở.
Không phải loài Hoàng thảo nào cũng có tập tính như nhau, nhưng các loại mà chúng ta đang quan tâm đều có tập tính NGHỈ ĐÔNG như vậy.
Đây là yếu tố quan trọng nhất mà chúng ta quan tâm, để điều khiển nó cho ra hoa đúng Tết.
(Ngoài 4 loại nói trên ra, còn nhiều loài HT khác cũng có tập tính này, các bạn chọn đưa nó vào danh sách “Hoa Tết”, chúng ta tiếp tục làm thêm những loài mà tôi chưa có số liệu nhé.)
2- Sự TỰ LỰA HÌNH THỨC SINH SẢN của Hoàng thảo:
Hoàng thảo là loại đa thân, trên mỗi thân (cành) thường chia nhiều đốt. Có loại chỉ có 3-4 đốt, như Vảy rồng, Đơn cam… . Có loại lại hàng chục đốt, như Long tu, Thái binh… .
Tại những đốt này, sẵn có những tế bào sinh sản. Tuỳ theo điều kiện môi trường thay đổi, dẫn đến sự chuyển hoá hoocmon trong thân cây, sẽ dẫn đến sự phát triển cho ra hoa, hay cho mọc cây ky, ở các mắt này:
– Khi môi trường ẩm ướt, mưa nhiều, chúng nảy cây ky để sinh trưởng phát triển thành cụm cây mới, ở gần quanh gốc cây cũ. Nó đã sinh sản VÔ TÍNH thành công.
– Khi khí hậu, môi trường bình thường, nó sinh sản HỮU TÍNH: ra hoa-kết quả, rồi phát tán hạt đi rất xa, tìm tới những “chân trời” mới. Nếu gặp môi trường tương thích, các hạt sẽ nảy mầm rồi sinh trưởng, phát triển thành những cụm cây mới.
Cây lan đã có sẵn 2 phương án duy trì nòi giống thật “thông minh” phải không các bạn: nếu tiện ở gần quanh tốt thì: “đẻ” vô tính luôn. Nếu “đi” chổ khác tốt hơn thì… hữu tính: “di cư”.
( Giá mà con người cũng có thể sinh… “con – Ky” nhỉ ? Hê….. hê….. :
“Ông mà thất tình, thì … ông “tự đẻ” luôn “con Ky”, cho khỏi hận người tình bạc bẽo”. Hê……….. hê……………)
3- Lại quay về vấn đề Hoàng thảo: nếu hiểu, và tận dụng 2 khả năng sinh sản này của chúng, thì chúng ta sẽ chọn được 2 kết quả tuyệt vời:
– Để nhân giống vô tính: cho ra hàng trăm cây Ky từ 1 cụm mua về.
(Hay chỉ từ 1 đoạn thân Giả hạc trắng, Trầm hương… xin được của anh bạn, là có 1 chậu rồi). [IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/home/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/01/clip_image003.gif[/IMG]
– ĐỂ CÓ CÂY KY: bạn để ở môi trường ẩm ướt, tưới nhiều lần vào thân giả hành, (chứ không phải là vào gốc đâu nhé, nó thối rễ mất.
Nếu có xử lý thêm chút chất kích thích nảy mầm, thì… Hê…..hê….
– ĐỂ CÓ NHIỀU HOA: thì làm ngược lại: chớ có tưới và bón phân vào thân giả hành, và đừng để ở nơi ẩm ướt. Phải che mưa tuyệt đối. Không cho mọc cây ky.
(Xin các bạn lưu ý điều này, vì đã có nhiều bạn hỏi tôi rằng tại sao Hoàng thảo của bạn ấy ra ít hoa, mà lại ra nhiều cây ky) .
4- Điều kiện môi trường mà Hoàng thảo ưa thích:
Tôi đã mò mẫm lên rừng, leo lên cây, bới gốc nó ra, để tìm hiểu nó:
Nó thường bám mọc ở trên cành DỐC, CAO chót vót trên những cây to cao, có tán lá lưa thưa che hộ bớt nắng. Trong khu rừng già ẩm ướt. Đứng ở dưới đất nhìn lên, trông giống như những tổ chim nhỏ, vì cao quá .
Thế thì: nó ưa ẩm mát(đương nhiên rồi). Ưa sáng 50-70%. Ưa gió.
Nhưng… đây mới là vấn đề mà chúng ta cần chú ý: Thoát nước nhanh, ráo nhanh (cành cây cao, dốc, gió thổi nhiều): NÓ RẤT KỴ BỊ ƯỚT LÂU.
Đây là BÍ QUYẾT ĐỂ TRỒNG HOÀNG THẢO, xin các bạn lưu ý. Vì vậy, tuỳ thuộc môi trường vườn cụ thể, mà chúng ta lựa chọn vị trí treo cây, cách trồng, chế độ tưới… cho phù hợp.
Vậy là chúng ta hiểu về các đặc tính của Hoàng thảo rồi.
Tiếp theo sẽ là vấn đề nuôi trồng chúng.
===================
ĐÔI CHÚT KINH NGHIỆM TRỒNG VÀ CHĂM SÓC HOÀNG THẢO:
Nói chung Hoàng thảo ưa ẩm, nhưng rất kỵ ướt lâu. Nó kém chịu úng và thích thoáng hơn các loài khác.
– Với những vườn ở dưới đất, ẩm mát, thì lý tưởng rồi: nên cấy lên những khúc cây, tốt nhất là khúc cây Dương xỉ. Thường là phải tưới hàng ngày, tuỳ thời tiết và vị trí treo cây.
Nhưng vẫn PHẢI CHE MƯA DẦM, nếu không thì HT vẫn có thể bị thối chết, đặc biệt là khi đang mọc các cây con.
Chú ý chống mọc cây ky vào mùa nó ngủ và thời kỳ sắp ra hoa, vì sẽ kém hoa. Cần treo cao cho thông thoáng, có gió.
– Với đa số các vườn là trên sân thượng, đặc biệt là ở trong thành phố, thường có độ ẩm không đủ yêu cầu của cây: thì nên trồng chậu, để có điều kiện tích ẩm.
Nếu trong chậu bị khô quá, hoặc nấm ăn chết rễ, thối rễ, thì… nó sẽ mọc cây ky.
* Với cây thỏng: bạn có thể trồng kiểu “cửa sổ”, hoặc treo chậu nghiêng đi, để cây thả xuống cho đẹp. (Như kiểu chậu Long tu, U lồi, ở ảnh trên)
* Với cây đứng thẳng: bạn trồng nổi trên chậu như bình thường.
CÁCH TRỒNG CHẬU MÀ TÔI VÀ CÁC BẠN LAN ĐÃ ÁP DỤNG THÀNH CÔNG:
– Kiểu cửa sổ: Dùng cưa sắt, hoặc mỏ hàn mà khoét cửa sổ bên thành chậu. Khoét thêm những lổ thông khí ở xung quanh và phía sau.
Để chặn ở cửa sổ và có chổ buộc cấy cây vào: hoặc xẻ mỏng 1 miếng Dương xỉ thưa, hoặc căng dây cước, hoặc dùng lưới inox, lưới nhựa…, hoặc mấy khúc que gỗ chắc dựng vào.
Trong đó nên bố trí giá thể như sau:
* Vùng sát gốc cây ở cửa sổ là 2-3 cm Dương xỉ rời (để chóng khô gốc).
* Lót đáy là một lớp các cục xốp hoặc xỉ than già, to 4-6 cm.
* Chỉ cho các cục xơ dừa già, hoặc rêu… từng dúm, cách đoạn, ở quanh sát chậu, để tích ẩm, giữa chậu chỉ cho than hoa và Dương xỉ cho thoáng.
Cứ thế 2-3 lớp Than + DX, cách 1 lớp thì cho 1 vành lớp tích nước.
* Trên cùng rãi 1 lớp DX rời 3-4 cm để chống mọc meo. Có thể trồng cả trên mặt này.
– Kiểu trồng trên mặt chậu: Dùng 1 khúc gỗ ngắn, loại gỗ bền (nhãn, săng lẻ…), buộc ghì gốc cây vào đó.
* Đáy chậu cho 1 lớp xỉ than già, rồi gác kê khúc gỗ vào chậu cho hơi dốc.
* Rãi các lớp giá thể theo nguyên tắc như trên. Riêng vùng sát khúc gỗ thì chỉ cho DX rời 1-2 cm để thoáng khí, mau khô.
Với kiểu trồng này, rễ cây luôn đủ hơi ẩm, nhưng rất mau khô sau khi tưới, vậy là hợp với sở thích của HT rồi, dù là trên sân thượng rất thiếu ẩm, mà ko phải tưới nhiều (điều mà HT không thích).
CHĂM SÓC HOÀNG THẢO:
– Với cây mới cấy: Bạn nên tưới 1 lần/ngày, vì rễ cây chưa chui sâu xuống, mà lớp mặt rất mau khô, che nắng kỹ hơn bình thường, chỉ còn độ 30-40 %. Cho đến khi rễ đã xuyên xuống 3-4 cm, thì chuyển sang chế độ bình thường:
– Bình thường: 2-3 ngày mới tưới 1 lần. Đã tưới thì tưới cho đầm đìa, đủ thời gian cho nước thấm vào no chất tích ẩm. Không được tưới vặt, chỉ làm cho HT khó chịu thôi.
– Với cách trồng trên khúc cây, thì phải tưới hàng ngày. Thậm chí những ngày nắng nóng phải tưới 2 lần/ ngày, tuỳ môi trường vườn.
Với cây mới cấy (sau vài ngày ổn định), cũng nên bồi bổ bằng B1 Thái. Nhưng chỉ 1/4 liều.
Khi rễ đã phát triển khá, bạn rắc vài hạt phân tan chậm, chọc cho nó giấu xuống dưới nắng. Xong, rất nhàn, mà cây lại tươi tốt.
CÁC CHÚ Ý KHÁC:
– Nếu không CHE MƯA DẦM: bạn chỉ còn an toàn 10%, thậm chí là 0%.
– Nếu TƯỚI nhiều vào thân giả hành khi cây đã rụng lá để nghỉ Đông: bạn sẽ dùng để nhân giống vô tính, vì nó sẽ cho bạn nhiều cây ky hơn là cho hoa.
– Trồng chậu phải tưới thuốc CHỐNG NẤM định kỳ, nếu không: nấm trong chậu sẽ “xơi” hết bộ rễ.
– Nên chọn cuối tháng 11 âm lịch, hoặc mùa Xuân mà trồng Hoàng thảo “Hoa Tết”, vì khi thức dậy, nó vừa ra hoa, vừa mọc rễ và cây con, phù hợp với chu kỳ sinh lý của cây và khí hậu tự nhiên.
– Ở đây, chúng ta luôn hiểu là chung cho HT “Hoa Tết” thôi. Còn rất nhiều loài khác biệt, chúng ta sẽ tìm hiểu riêng nhé.
==============
VỀ SỰ LỰA CHỌN LOÀI HOÀNG THẢO ĐỂ CHO RA HOA ĐÚNG TẾT:
Như trên chúng ta đã tìm hiểu về chu kỳ mùa vụ, và tập tính ngủ Đông của 1 số loài HT. Bây giờ, chúng ta tìm cách tạo “MÙA KHÔ NHÂN TẠO” sớm hơn thời tiết tự nhiên, để CHO CÂY NGỦ SỚM HƠN. Rồi chúng ta tác động cho nó THỨC DẬY SỚM HƠN, để ra hoa vào Tết theo ý mình.
Tôi đã thí nghiệm “ép” một số cây ra hoa trái mùa nhiều tháng, nhưng thường rất tốn kém (chủ yếu là cho sưởi ấm và chiếu sáng thêm), mà chất lượng hoa không cao.( Các bạn ở phía Nam có thời tiết ấm áp có thể thuận lợi hơn.)
Do đó, chúng ta chỉ nên điều khiển cây ra hoa trong một khoảng thời gian lệch đi vừa phải, không nên quá 2 tháng. Tức là, chỉ nên chọn những loài thường ra hoa vào mùa Xuân, trong khoảng chưa quá tháng 2 Âm lịch.
Tôi mới có số liệu cụ thể, tại HN, cho 4 loài HT nói trên. Còn trong dự kiến làm tiếp thì có các cây sau:
– Một số loài thuộc dòng Nobin- Đùi gà.
– Kim điệp
– Kim điệp thơm (hoa vàng, cánh dày, hình sao, có hương thơm)
– Ngọc thạch, Ý thảo
– Kiều thân vuông (Thuỷ tiên)
– Kiều (Thủy tiên) các loại.
– Hoàng lạp (Thủy tiên)
KINH NGHIỆM CHỌN MUA HOÀNG THẢO “HOA TẾT”:
Người mua Lan thường mua theo “sướng con mắt”, thích nhiều chồi non, lá xanh tươi… . Nhưng, để mua Hoàng thảo cho ra hoa Tết thì khác:
– Cần chọn cây đã phát triển đầy đủ, không cần cây non (vì nó sẽ héo thôi mà)
– Nên mua những gốc to, có nhiều giả hành bánh tẻ đầy đặn (chưa ra hoa, vì nó còn khả năng ra hoa, và sung sức nhất). Đừng ham lấy gốc có nhiều giả hành già, vàng hoe, nó không ra hoa được nữa đâu.
Nếu được gốc đã ngủ lâu, rụng trụi sạch lá thì càng tốt.
– Nên mua vào cuối tháng 11 Âm lịch, khi cây đã ngủ rồi, đem về trồng 1-2 tuần thì đánh thức nó dậy (theo lịch cho từng giống khác nhau).
Nó sẽ mọc rễ, nảy chồi, và ra nụ cho hoa Tết năm nay, vừa khớp luôn với chu kỳ sinh trưởng và phát triển trong năm sau.
– Mua về, nên cắt bớt rễ đi, chỉ để dài 3-4 cm, vặt trụi lá, phun thuốc trừ nấm bệnh luôn, rồi treo độ 2 ngày trong mát để cây liền sẹo.
– Phun thuốc trừ nấm bệnh vào giá thể, chậu, trước 1 ngày cho ráo, rồi cấy cây vào, để nơi ẩm mát, không tưới vài ngày, hoặc chỉ phun sương cho ẩm mát, đợi tới ngày đánh thức nó dậy.
Hoàng thảo Đùi gà (Dendrobium nobile):
Rất cảm ơn tác giả