Lan Hồ Điệp là giống lan thuộc họ phụ Vandeae. Tên gọi phong lan Phalaenopsis bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp trong đó Phalaina có nghĩa là “con bướm” và Opsis có nghĩa là “giống như”. Trên thế giới, giống Lan Hồ Điệp có trên 70 loài và ngày nay được lai tạo rất nhiều.
Chi Lan hồ điệp (danh pháp: Phalaenopsis Blume (1825)), viết tắt là Phal trong thương mại. Đây là một trong những chi hoa lan phổ biến nhất trong thương mại với việc phát triển nhiều loài lai nhân tạo.
Xem Video Clips ảnh đẹp Lan Hồ Điệp cực Kool tại đây
Các Loài Lan Hồ điệp
- Phalaenopsis amabilis (Đông Malaysia đến Papuasia)
- Phalaenopsis amabilis subsp. amabilis(Đông Malaysia đến Papuasia).
- Phalaenopsis amabilis subsp. amabilisforma Grandiflora (Philippines – Đảo Palawan).
- Phalaenopsis amabilis subsp. moluccana(Đông bắcBorneo đến Moluccas).
- Phalaenopsis amabilis subsp. rosenstromii(New Guinea đến Queensland).
- Phalaenopsis amboinensis (Sulawesi đến Moluccas).
- Phalaenopsis amboinensis var. amboinensis (Moluccas).
- Phalaenopsis amboinensis var. flavida (Sulawesi)
- Phalaenopsis aphrodite (Đông nam Đài Loan đến Philippines).
- Phalaenopsis aphrodite subsp. aphrodite (Philippines).
- Phalaenopsis aphrodite subsp. formosana (Đông nam Đài Loan).
- Phalaenopsis appendiculata (Malaya đến đông bắcBorneo).
- Phalaenopsis bastianii (Philippines – Luzon).
- Phalaenopsis bellina (Borneo).
- Phalaenopsis borneensis (Borneo).
- Phalaenopsis braceana (Đông Himalaya đến Trung Quốc – Vân Nam).
- Phalaenopsis buyssoniana (Đông Dương)
- Phalaenopsis celebensis (Sulawesi)
- Phalaenopsis chibae (Việt Nam)
- Phalaenopsis cochlearis (Malaya đến Borneo)
- Phalaenopsis corningiana (Borneo)
- Phalaenopsis cornu-cervi (Đông Dương đến nam Philippines)
- Phalaenopsis deliciosa (Tiểu lục địa Ấn Độ đến Malesia)
- Phalaenopsis deliciosa subsp. deliciosa (Tiểu lục địa Ấn Độ đến Malesia)
- Phalaenopsis deliciosa subsp. hookeriana (Đông Himalaya đến tây nam Trung Quốc)
- Phalaenopsis deliciosa subsp. philippinensis (Philippines)
- Phalaenopsis doweryënsis (Đông bắcBorneo).
- Phalaenopsis equestris (Đài Loan đến Philippines)
- Phalaenopsis equestris var. alba
- Phalaenopsis equestris var. aurantiacum
- Phalaenopsis equestris f. aurea (danh pháp đồng nghĩa của danh pháp đã được chấp nhậnPhalaenopsis equestris (Schauer) Rchb.f.,, 1850 )
- Phalaenopsis equestris var. coerulea
- Phalaenopsis equestris f. cyanochila (danh pháp đồng nghĩa của danh pháp đã được chấp nhận Phalaenopsis equestris (Schauer) Rchb.f.,, 1850 )
- Phalaenopsis equestris var. leucaspis
- Phalaenopsis equestris var. leucotanthe
- Phalaenopsis equestris var. rosea (danh pháp đồng nghĩa của danh pháp đã được chấp nhận Phalaenopsis equestris (Schauer) Rchb.f.,, 1850 )
- Phalaenopsis fasciata (Philippines).
- Phalaenopsis fimbriata (Sumatra, Java và Borneo).
- Phalaenopsis floresensis (Quần đảo Sunda nhỏ).
- Phalaenopsis fuscata (Borneo đến Philippines – Đảo Palawan)
- Phalaenopsis gibbosa (Việt Nam).
- Phalaenopsis gigantea (Borneo đến Java).
- Phalaenopsis hải Namensis (Trung Quốc – Hải Nam và Vân Nam).
- Phalaenopsis hieroglyphica (Philippines – Luzon, Leyte, Samar, Palawan, và Quần đảo Mindanao).
- Phalaenopsis honghenensis (Trung Quốc – Vân Nam).
- Phalaenopsis inscriptiosinensis (Trung Sumatra
- Phalaenopsis javanica (Tây Java).
- Phalaenopsis kunstleri (Myanmar đến Malaya).
- Phalaenopsis lamelligera (Đông bắcBorneo).
- Phalaenopsis lindenii (Philippines – Đảo Luzon).
- Phalaenopsis lobbii (Đông Himalaya đến Myanmar).
- Phalaenopsis lowii (Nam Myanmar đến tây Thái Lan).
- Phalaenopsis lueddemanniana (Philippines).
- Phalaenopsis luteola (Tây bắc Borneo).
- Phalaenopsis maculata (Malaya đến Borneo).
- Phalaenopsis malipoensis Z.J.Liu & S.C.Chen (Trung Quốc – Vân Nam)
- Phalaenopsis mannii (Đông Himalaya đến Trung Quốc – Vân Nam).
- Phalaenopsis mariae (Đông bắcBorneo đến Philippines – Mindanao).
- Phalaenopsis micholitzii (Philippines – Đảo Mindanao).
- Phalaenopsis modesta (Borneo).
- Phalaenopsis mysorensis (Tiểu lục địa Ấn Độ).
- Phalaenopsis pallens (Philippines – Luzon và Quần đảo Mindanao).
- Phalaenopsis pantherina (Borneo).
- Phalaenopsis parishii (Đông Himalaya đến Myanmar).
- Phalaenopsis petelotii (Việt Nam)
- Phalaenopsis philippinensis (Philippines – Đảo Luzon).
- Phalaenopsis pulcherrima (Đông Dương đến Borneo). Formerly classified as Doritis.
- Phalaenopsis pulchra (Philippines – Đảo Luzon).
- Phalaenopsis regnieriana (Đông Dương).
- Phalaenopsis reichenbachiana (Philippines – Đảo Mindanao).
- Phalaenopsis robinsonii (Moluccas).
- Phalaenopsis sanderiana (Philippines – Đảo Mindanao).
- Phalaenopsis schilleriana (Philippines – Luzon, Mindoro, và Quần đảo Biliran).
- Phalaenopsis speciosa (Andaman và Quần đảo Nicobar).
- Phalaenopsis stobartiana (Trung Quốc – đông nam Tây Tạng đến Quảng Tây)
- Phalaenopsis stuartiana (Philippines – Đảo Mindanao).
- Phalaenopsis sumatrana (Đông Dương, Borneo đến Philippines – Đảo Palawan).
- Phalaenopsis taenialis (Đông Himalaya đến Trung Quốc – Vân Nam)
- Phalaenopsis tetraspis (Andaman và Quần đảo Nicobar đến tây bắc Sumatra).
- Phalaenopsis venosa (Sulawesi).
- Phalaenopsis violacea (Malaya đến Sumatra).).
- Phalaenopsis viridis (Sumatra).
- Phalaenopsis wilsonii (Trung Quốc – đông nam Tây Tạng đến Quảng Tây).
- Phalaenopsis zebrina (Borneo).
Phương pháp chăm sóc lan hồ điệp sau Tết
Sau Tết, khi đa phần hoa trên các cần lan đã tàn, muốn cho cây sống sót và nhanh phục hồi, ta nên dỡ chậu lan ra thành từng cây một để trồng và chăm sóc.
Các cây lan hồ điệp trưng bày ngày Tết thường ghép vào các chậu lớn tạo nên những giò lan rực rỡ. Tuy nhiên, sau Tết, do các gia đình bận rộn nên thường quên hoặc chăm sóc lan không chu đáo, vì thế phần lớn lan bị chết hoặc không thể phát triển, hoặc lụi dần do người chơi không mấy quan tâm đến hoặc chưa biết chăm sóc nó ra sao sau khi tàn hoa.
Độc giả Hà Bắc chia sẻ cách xử lý và chăm sóc cây lan hồ điệp sau khi tàn hoa:
Dùng kéo cắt bỏ ngồng hoa, cách mắt ngủ cuối cùng trên cần hoa khoảng 3 cm. Không nên cắt sát cần cuống, dễ làm dập gãy lá và dễ bị thối lan vào thân cây. Chỗ mắt ngủ còn lại trên cần hoa có khả năng cho ra cây con, dùng bông y tế chấm ít thuốc atonic đặt vào chỗ mắt ngủ khoảng một tuần rồi mở ra, sau 1-2 tháng có khả năng ra cây con.
– Đối với các lá bị bệnh ít, tỷ lệ vàng úa chưa quá 1/3 lá thì ta cố gắng giữ lá đó bằng cách dùng dao lam hoặc dao thật sắc khoét bỏ phần bị lá bị hỏng.
– Đối với các lá bị bệnh nhiều, mặt sau lá có dấu hiệu nấm, nhện loang rộng nên cắt bỏ hoàn toàn.
Tiếp theo, xử lý phần gốc và rễ: Người trồng nên quan sát rễ cây. Đa phần các cây hồ điệp trồng công nghiệp bằng rêu nước, dịp Tết do người nhà vườn hoặc người chơi tưới nước nhiều, do vận chuyển, cắm que sắt uốn hoa làm cho rễ cây bị thối rất nhiều. Ta cần rút bỏ bầu nhựa.
– Nếu thấy rễ cây vẫn còn tươi xanh, thối ít thì ta cố gắng giữ nguyên cả bầu của cây, dùng kéo sạch cắt bỏ tất cả các rễ thối, để nguyên các rễ vẫn còn tươi xanh. Bôi vôi, hoặc sơn móng tay, hoặc thuốc làm liền da cây, hoặc keo 502 vào tất cả các vết cắt đặt nguyên bầu cây vào chậu, dùng dây cố định chặt gốc cây lan không cho lung lay. Đổ dớn cọng đã xử lý nấm vào xung quanh chậu vỗ nhẹ cho hơi chặt, không phủ kín lên gốc để quan sát sự phát triển của rễ cây.
– Nếu rễ cây bị hỏng nhiều, gỡ bỏ toàn bộ phần rêu nước trong bầu cây để cắt rễ thối, cắt bỏ toàn bộ các rễ bị thối hoặc dập gãy. Bôi vôi, keo vào vết cắt, bỏ ít xốp vào đáy chậu.
Cây bị cắt gần như hết rễ nên rất khó đứng vững trong chậu. Dùng một thỏi xốp hình chữ nhật, đặt vào chính giữa gốc cây, cho cây lên cục xốp đó. Buộc dây vào gốc và buộc cố định chắc chắn sang hai bên không cho cây bị lung lay khi cầm chậu.
– Để cây vào chỗ mát, tránh mưa tuyệt đối, để khô khoảng ba ngày sau thì tưới đẫm toàn bộ chậu 1 lần.
– Pha phân bón B1 hoặc thuốc kích thích tăng trưởng như Atonic, K/H …thật loãng, tỉ lệ 1/2 thìa cà phê cho 20 lít nước phun sương ẩm hàng ngày.
– Khoảng 1-2 tuần sau, các rễ mới nhú ra, đợi khi rễ non cắm vào giá thể thì đổ thêm một lớp đất vào.
– Sau 1-2 tháng cây phát triển ổn định trở lại, bón phân, tưới nước bình thường
Gửi phản hồi