Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa phong lan toàn tập

vườn lan dã hạc
vườn lan dã hạc

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa phong lan toàn tập

1- THIẾT KẾ VƯỜN

Nếu trồng lan kinh doanh cần thiết kế khung giàn lan làm bằng sắt chắc chắn, đảm bảo bền, chống gió bão. Giàn che ánh sáng dùng lưới màu xám hay xanh đen. Giàn đặt chậu làm bằng sắt, giàn treo làm bằng tầm vông hay sắt ống nước. Xung quanh vườn cần dựng hàng rào chắn chắc chắn hay rào bằng lưới B40. Thiết kế hàng trồng theo hướng Bắc Nam để vuông góc với dường đi của ánh nắng. Các chậu lan cần chọn cùng cỡ kích thước, cùng giống, cùng độ tuổi, bố trí theo từng khu vực để dễ chăm sóc. Nước tưới phải sạch, có rãnh nước dưới dàn lan để tạo khí hậu mát cho vườn lan. Nếu trồng lan để chơi trên lan can, mái hiên, sân thượng cần chú ý rằng tiểu khí hậu các nơi này thường bị khô nóng do ảnh hưởng của các kết cấu bê tông, mái tole… xung quanh. Cần đặt thêm các chậu cảnh khác như cau, mai chiếu thuỷ, nguyệt quế… để giảm bớt ảnh hưởng của các yếu tố này. Cần che bớt ánh sáng mặt trời, tránh ánh nắng chiếu toàn bộ, nhất là vào buổi chiều.

 

vườn lan dã hạc
vườn lan dã hạc

2- CHỌN GIỐNG
Loài thích hợp cho trồng lan kinh doanh là Dendrobium, Phalaenopsis, Oncidium, Vanda, Cattleya… đây là những loài ra hoa khoẻ, đẹp và bền cây, cho thu hoạch liên tục. Nếu trồng lan để chơi, giải trí nên trồng Dendrobium, Vũ nữ, Hồ điệp; đây là những loài dễ chăm sóc và ra hoa. Có thể nhân giống bằng nuôi cấy mô hay tách mầm. Điều kiện môi trường nuôi cấy mô phong lan với nhiệt độ 22-27oC, cường độ ánh sáng thích hợp, pH từ 5-5,7. Khử trùng mô bằng Starner 20 WP cấy bằng Clorox hoặc Hipocloritcalci, bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng. Có thể tách mầm từ các chậu lan lớn, mỗi phần để 2-3 nhánh. Dùng dao sắc khử trùng bằng cồn, vết cắt cần gọn, sau cắt bôi vôi vào vết cắt cho nhanh lành sẹo.

3- CHUẨN BỊ GIÁ THỂ VÀ CHẬU
Có thể than gỗ, xơ dừa, vỏ lạc làm giá thể để trồng lan. Than gỗ nung cần chặt khúc, kích thước 1 x 2 x 3cm, than phải ngâm, rửa sạch, phơi khô. Xơ dừa xé cho tơi ngâm khoảng 1 tuần cho bớt tanin và mặn, phơi khô. Mụn dừa cũng cần rửa sạch phơi khô. Vỏ dừa chặt khúc 1 x 2 x 3 cm xử lý bằng nước vôi 5%. Chậu trồng bằng nhựa hay đất nung, kích cỡ tuỳ loại và độ tuổi.

4- KỸ THUẬT CHUYỂN CHẬU
Nếu dùng lan cấy mô thì khi lan mô đạt khoảng 4cm cần chuyển ra ngoài. Cây mô rửa sạch để trên miếng lưới hay rổ kê trên chậu nước để giữ mát cho cây con. Giai đoạn trồng chung trên giàn lấy xơ dừa bó xung quanh cây lan cấy mô, dùng dây thun cuốn lại rồi đặt lên giàn. Sau khi trồng trên giàn được 6-7 tháng thì chuyển sang chậu nhỏ. Khoảng 6 tháng thì chuyển sang chậu lớn. Sau mỗi lần chuyển chậu khoảng 1 tuần mới được bón phân. Việc thay đổi chậu còn tùy kích cỡ của cây, mức độ thối, hư mục rêu bám… Nếu trồng lan để chơi, lan lâu ngày ra hoa ít cần dỡ lan ra khỏi chậu, cắt bớt các rễ già và quá dài, chuyển sang chậu mới, thay giá thể mới, lan sẽ sinh trưởng tốt và ra hoa trở lại.

5- CHĂM SÓC LAN

Lan là cây trồng dễ chăm sóc nếu chúng ta đảm bảo được các điều kiện thuận lợi cho lan phát triển. Các yếu tố quan trọng nhất đối với lan là ánh sáng, nước tưới, độ ẩm, chậu hay giá thể và dinh dưỡng.
– Chiếu sáng:
Mật độ chiếu sáng ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sinh trưởng, phát triển và ra hoa của lan. Thiếu nắng cây lan vươn cao nhưng nhỏ và ốm yếu, lá màu xanh tối, dễ bị sâu bệnh tấn công, cây ít nảy chồi, khó ra hoa, hoa nhỏ và ngắn màu sắc không tươi, hoa nhanh tàn. Thừa nắng lan thấp cây, lá vàng có vết nhăn và khô, mép lá có xu hướng cụp vào, dễ ra hoa sớm khi cây còn nhỏ nên hoa ngắn, nhỏ, cây kém phát triển. Nếu nắng gắt quá lá sẽ bị cháy, khô dần rồi chết.

Lan có yêu cầu khác nhau về mức độ chiếu sáng tùy theo loài lan và tuổi cây. Lan Hồ điệp (Phalaenopsis) ít chịu nắng nhất, có thể chịu được 30% nắng, lan Cattleya chịu được 50% nắng, lan Dendrobium hay Vanda lá hẹp chịu được 70% nắng, trong khi lan Vanda lá dài và Bò cạp chịu được tới 100% nắng. Lan con từ 0-12 tháng đang trong giai đoạn tăng trưởng thân lá chỉ cần chiếu sáng 50%, lan nhỡ từ 12-18 tháng cần chiếu sáng tới 70% và thời điểm kích thích ra hoa có thể cho chiếu sáng nhiều hơn, thậm chí bỏ dàn che để chiếu sáng tự nhiên. Hướng chiếu sáng cũng rất quan trọng đối với lan. Lan đặt ở hướng Đông nhận ánh nắng buổi sáng sẽ tốt hơn nhiều so với lan đặt ở hướng Tây nhận ánh nắng buổi chiều. Chính vì vậy nếu trồng lan trên sân thượng hay ban công ở phía Tây lan kém phát triển và ít hoa. Khi trồng lan cần bố trí hàng theo hướng Bắc – Nam để cây nhận được ánh sáng phân bố đầy đủ nhất.

– Phân bón:
Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với lan. Khi lan đầy đủ dinh dưỡng cây tươi tốt, ra nhiều hoa, hoa to đẹp, bền trong khi thiếu dinh dưỡng lan còi cọc, kém phát triển, không hoặc ít có hoa. Lan cần 13 chất dinh dưỡng khoáng, thuộc các nhóm đa, trung và vi lượng: Dinh dưỡng đa lượng gồm Đạm (N), Lân (P) và Kali (K). Dinh dưỡng trung lượng gồm Lưu huỳnh (S), Magiê (Mg) và Canxi (Ca). Dinh dưỡng vi lượng gồm Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Mangan (Mn), Bo (B), Molypđen (Mo) và Clo (Cl).

Thiếu đạm, cây còi cọc, ít ra lá, ra chồi mới, lá dần chuyển vàng theo qui luật lá già trước, lá non sau, rễ mọc ra nhiều nhưng cằn cỗi, cây khó ra hoa.

Thừa đạm, thân lá xanh mướt nhưng mềm yếu, dễ đổ ngã và sâu bệnh, đầu rễ chuyển xám đen, cây khó ra hoa.

Thiếu lân, cây còi cọc, lá nhỏ, ngắn, chuyển xanh đậm, rễ không trắng sáng mà chuyển màu xám đen, không ra hoa.

Thừa lân cây thấp, lá dày, ra hoa sớm nhưng hoa ngắn, nhỏ và xấu, cây mất sức rất nhanh sau ra hoa và khó phục hồi. Thừa lân thường dẫn đến thiếu Kẽm, Sắt và Mangan.

Thiếu kali, cây kém phát triển, lá già vàng dần từ hai mép lá và chóp lá sau lan dần vào trong, lá đôi khi bị xoắn lại, cây mềm yếu dễ bị sâu bệnh tấn công, cây chậm ra hoa, hoa nhỏ, màu không sắc tươi và dễ bị dập nát.

Thừa kali, thân lá không mỡ màng, lá nhỏ. Thừa kali dễ dẫn đến thiếu magiê và can xi.
Thiếu lưu huỳnh, lá non chuyển vàng nhạt, cây còi cọc, kém phát triển, sinh trưởng của chồi bị hạn chế, số hoa giảm.
Thiếu magiê, thân lá èo uột, xuất hiện dải màu vàng ở phần thịt của các lá già trong khi hai bên gân chính vẫn còn xanh do diệp lục tố hình thành không đầy đủ, cây dễ bị sâu bệnh và khó nở hoa.
Thiếu canxi, cây kém phát triển, rễ nhỏ và ngắn, thân mềm, lá nhỏ, cây yếu dễ bị đổ ngã và sâu bệnh tấn công.
Thiếu kẽm, xuất hiện các đốm nhỏ rải rác hay các vệt sọc màu vàng nhạt chủ yếu trên các lá đã trưởng thành, các lá non trở nên ngắn, hẹp và mọc sít nhau, các đốt mắt ngọn ngắn lại, cây thấp, rất khó ra hoa.
Thiếu đồng, xuất hiện các đốm màu vàng và quăn phiến lá, đầu lá chuyển trắng, số hoa hình thành ít bị hạn chế, cây yếu dễ bị nấm tấn công.
Thiếu sắt, các lá non chuyển úa vàng sau trở nên trắng nhợt, cây còi cọc, ít hoa và dễ bị sâu bệnh tấn công.
Thiếu mangan, úa vàng giữa các gân của lá non, đặc trưng bởi sự xuất hiện các đốm vàng và hoại tử, các đốm này xuất hiện từ cuống lá non sau lan ra cả lá, cây còi cọc, chậm phát triển.
Thiếu bo, lá dày, đôi khi bị cong lên và dòn, cây còi cọc, dễ bị chết khô đỉnh sinh trưởng, rễ còi cọc số nụ ít, hoa dễ bị bị rụng, không thơm và nhanh tàn.
Thiếu molypden, xuất hiện đốm vàng ở giữa các gân của những lá dưới, nếu thiếu nặng, các đốm này lan rộng và khô, mép lá cũng khô dần, cây kém phát triển.
Thiếu clo, xuất hiện các vệt úa vàng trên các lá trưởng thành sau chuyển màu đồng thau, cây còi cọc, kém phát triển.
Lan rất cần phân bón nhưng không chịu được nồng độ dinh dưỡng cao, vì vậy bón phân cho lan phải thực hiện thường xuyên và tốt nhất là bằng cách phun qua lá. Phân bón cho lan phải chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng với thành phần và tỷ lệ phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây. Nguyên tắc chung là lan trong thời kỳ sinh trưởng thân lá mạnh cần đạm cao, lân và kali thấp, trước khi ra hoa cần lân và kali cao, đạm thấp trong khi lan nở hoa cần kali cao, lân và đạm thấp hơn.

Phân bón thích hợp cho các thời kỳ này là Đầu Trâu 501, 701 và 901, đây là loại phân có đầy đủ và cân đối đa, trung, vi lượng và các chất điều hòa sinh trưởng. Nồng độ và liều lượng phun tùy thuộc tuổi và thời kỳ phát triển như sau:
– Lan mới trồng 0-6 tháng hoặc lan mới ra chồi non sau cắt hoa: Phun phân bón lá Đầu Trâu 501 (30-15-10) nồng độ 500 ppm (0,5 g/lít). Giai đoạn trước 3 tháng phun định kỳ 3 ngày/lần, từ 3-6 tháng định kỳ 7 ngày/lần.
– Lan mới trồng 6-12 tháng hay lan cũ có chồi mới đang phát triển mạnh: Phun phân bón lá Đầu Trâu 501 (30-15-10) nồng độ 2.000 ppm (2g/lít), định kỳ 7 ngày/lần.
– Lan mới trồng 12-18 tháng hay lan cũ có chồi đã thành thục chuẩn bị ra hoa: Phun phân bón lá Đầu Trâu 701 (10-30-20) nồng độ 3.000 ppm (3g/lít), định kỳ 7 ngày/lần. Giai đoạn này cần giảm nước tưới và bỏ bớt mật độ giàn che để năng mức độ chiếu sáng nhằm kích thích ra hoa.
– Khi vòi hoa xuất hiện: Phun phân bón lá Đầu Trâu 901 (15-20-25) nồng độ 2.000 ppm (2g/lít) nhằm thúc hoa nở to, đẹp, giữ hoa lâu tàn.

– Tưới nước: Lan rất cần nước cho quá trình sinh trưởng phát triển. Nếu thiếu nước cây sẽ khô héo, giả hành teo lại, lá rụng nhưng không chết, nụ có thể trước khi nở hoa. Thừa nước, cây dễ bị thối đọt nhất là với các giống lan có lá đứng mọc sít nhau. Quá nhiều nước rễ có rong rêu và nấm bệnh phát triển mạnh. Nước tưới cho lan không quá mặn, phèn và clor dưới ngưỡng cho phép, pH 5,6. Chỉ tưới nước đủ ẩm, nên tưới vào sáng sớm hay chiều mát, tránh tưới buổi trưa khi trời đang nắng nóng. Sau những trận mưa bất thường, nhất là mưa đầu mùa cần tưới lại ngay để rửa bớt các chất cặn đọng lại trên thân lá.

– Phòng trừ sâu bệnh: Lan là cây cũng dễ bị sâu bệnh, nhất là trong điều kiện chăm sóc kém, điều kiện môi trường không thuận lợi. Tùy theo từng loại sâu bệnh mà dùng các loại thuốc thích hợp. Liều lượng và nồng độ phun cần theo đúng hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Nếu lan bị các loại sâu hại thân lá có thể dùng các thuốc chứa hoạt chất Fenitrothion, Trichlorfon như Ofatox 400EC, hoạt chất Cartap như Patox 95SP hay Captafon, Captan hoặc Actara 25WG. Lan bị rệp sáp, rệp trắng, rầy mềm dùng Supracid 40ED/ND, Suprathion 40EC, Bitox 40EC hay Ofatox 400EC. Lan bị nấm, vi khuẩn hay virus gây nên tình trạng cháy lá từng đám, vết cháy lan tròn dần, bệnh thối rễ dùng Zinep, Starner 20 WP hay Benomyl.

6- THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN
Hoa cắt cánh ngâm trong dung dịch giúp hoa lâu héo khoảng 15 phút, sau đó bọc lại bằng giấy báo.

Nguồn CT Phân Bình Điền

CẨM NANG TRỒNG PHONG LAN

CẨM NANG TRỒNG PHONG LAN

 

Việt Nam có điều kiện thời tiết khí hậu thích hợp cho sự phát triển của cây lan, là nơi có nhiều có nhiều giống lan quý hiếm hiện đang được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới như: Ngọc điểm tai trâu, Ngọc điểm đuôi cáo, Hoàng thảo thủy tiên…
Nghề trồng lan vốn dĩ là một thú chơi tao nhã, nhưng để trồng và tạo ra cây lan đẹp đòi hỏi người trồng lan phải thực sự yêu thích, tỉ mỉ và tốn nhiều công sức đầu tư hơn những mặt hàng nông sản khác.
Ngày nay phong lan đã được xuất khẩu và lưu thông như một ngành thương mại và nhanh chóng lan rộng trên phạm vi toàn thế giới. Nên việc trồng hoa lan đã đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực và đã thu hút được nhiều người tham gia trồng.  Nhiều nước đã gây trồng, lai tạo được nhiều giống mới độc đáo bằng phương pháp công nghệ tiên tiến từ nuôi cấy mô phân sinh dòng thuần theo ý muốn như: Australia, Anh, Pháp, Thái Lan…

PHẦN I – ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC

Tên khoa học:  Orchid sp.
Họ phong lan : Orchidaceac
Bộ phong lan  : Orchidales
Lớp một lá mầm : Monocotyledoneac

Đặc điểm sinh vật học cây hoa lan
1.1. Rễ
– Lan là họ sống phụ (bì sinh) bám, treo lơ lửng trên các cây thân gỗ khác. Các dạng thân gỗ nạc dài, ngắn, mập hay mảnh mai đưa cơ thể bò đi xa hay chụm lại thành các bụi dày.
– Rễ làm nhiệm vụ hấp thu chất dinh dưỡng, chúng được bao bỡi lớp mô hút dày, ẩm bao gồm những lớp tế bào chết chứa đầy không khí, do đó nó ánh lên màu xám bạc. Với lớp mô xốp đó, rễ có khả năng hấp thu nước mưa chảy dọc dài trên vỏ cây, lấy nước lơ lửng trên không khí.
1.2. Thân
– Lan có 2 loại thân: đa thân và đơn thân.
– Ở các loài lan sống phụ có nhiều đoạn phình lớn thành củ giả (giả hành). Đó là bộ phận dự trữ nước và các chất dinh dưỡng để nuôi cây trong điều kiện khô hạn khi sống bám trên cao.
– Củ giả rất đa dạng: Hình cầu hoặc hình thuôn dài xếp sát nhau hay rải rác đều đặn hoặc hình trụ xếp chồng chất lên nhau thành một thân giả.
– Cấu tạo củ giả: Gồm nhiều mô mềm chứa đầy dịch nhầy, phía ngoài là lớp biểu bì với vách tế bào dày, nhẵn bóng bảo vệ, tránh sự mất nước do mặt trời hun nóng. Đa số củ giả đều có màu xanh bóng, nên cùng với lá nó làm nhiệm vụ quang hợp.
1.3. Lá
– Hầu hết các loài phong lan là cây tự dưỡng, nó phát triển đầy đủ hệ thống lá.
– Hình dạng của lá thay đổi rất nhiều, từ loại lá mọng nước đến loại lá phiến mỏng.
– Phiến lá trải rộng hay gấp lại theo các gân vòng cung  hay chỉ gấp lại theo gân hình chữ V.
– Màu sắc lá thường xanh bóng, nhưng có trường hợp
2 mặt lá khác nhau. Thường mặt dưới có màu xanh đậm hay tía, mặt trên lại khảm nhiều màu sặc sỡ.
1.4. Hoa 
–  Hoa đối xứng qua một mặt phẳng.
– Bên ngoài có 6 cánh hoa, trong đó 3 cánh ngoài cùng là 3 cánh đài, thường có màu sắc và kích thước giống nhau. Một cánh đài nằm ở phía trên hay phía sau của hoa gọi là cánh đài lý, hai cánh đài nằm ở 2 bên gọi là cánh đài cạnh. Nằm kề bên trong và xen kẽ với 3 cánh đài là 3 cánh hoa, chúng giống nhau về hình dạng, kích thước, màu sắc. Cánh còn lại nằm ở phía trên hay phía dưới, có hình dạng và màu sắc khác hẳn với các cánh còn lại gọi là cánh môi. Cánh môi quyết định giá trị thẩm mỹ của hoa lan.
– Ở giữa hoa có một trụ nổi lên, đó là bộ phận sinh dục của cây, giúp cây duy trì nòi giống. Trụ gồm nhị và nhuỵ. Sau khi thụ phấn, các cánh hoa héo, cuống hoa hình thành quả lan.
1.5. Quả và hạt
– Quả lan thuộc quả nang, nở ra theo 3 – 6 đường nứt dọc. quả có dạng cải dài đến hình trụ ngắn phình ở giữa. Khi chin, quả nở ra và mảnh vỏ còn dính lại với nhau ở phía đỉnh và phía gốc.
– Hạt lan rất nhiều, hạt liti. Hạt chỉ cấu tạo bỡi một lớp chưa phân hoá, trên một mạng lưới nhỏ, xốp, chứa đầy không khí. Hạt trưởng thành sau 2 – 18 tháng.

PHẦN II – CÁC YÊU CẦU NGOẠI CẢNH

2.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ tác động lên cây lan thông qua con đường quang hợp. Thông thường cường độ quang hợp tăng khi nhiệt độ  tăng. Chính vì vậy, khi nhiệt độ tăng cao làm tăng nhu cầu hấp thụ dinh dưỡng của cây lan, do vậy trong mùa nắng cần tăng lượng phân bón để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng gia tăng. Nhiệt độ còn ảnh hưởng đến sự ra hoa của một số loài lan. Tuy nhiên, nhiệt độ tăng quá cao làm cho quá trình quang hợp bị ngưng trệ. Nhiệt độ cao cùng với ẩm độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho các loại bệnh hại phát triển.
Mỗi loài lan chỉ sinh trưởng và phát triển trong một khoảng nhiệt độ thích hợp. Căn cứ vào nhu cầu nhiệt độ của từng loài lan mà người ta chia ra làm 3 nhóm:
+ Nhóm cây ưa lạnh: Gồm những loài lan chịu nhiệt độ ban ngày không quá 140C, ban đêm không quá 130C. Những loài lan này thường xuất xứ từ vùng hàn đới, ôn đới và các khu vực núi cao vùng nhiệt đới. Ví dụ lan: Lycaste, Cymbidium…
+ Nhóm cây ưu nhiệt độ trung bình: Gồm những loài lan thích hợp với nhiệt độ ban ngày không dưới 14,5 độ C, ban đêm không dưới 13,5 độ C. Ví dụ lan Vanda.
+ Nhóm cây ưa nóng: Bao gồm những loài lan chịu nhiệt độ ban ngày không dưới 21 độ C, ban đêm không dưới 18,5 độ C. Những loài lan này thường có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới. Đa số lan Dendrobium sp.hiện trồng ở thành phố Hồ Chí Minh đều thuộc nhóm này.
2.2. Ánh sáng
Ánh sáng rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng nói chung, lan nói riêng.
Tuy nhiên, khi cây lan tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng trực xạ (vào giữa trưa) thường bị cháy lá, vì vậy khi trồng lan cần phải làm giàn che để giảm bớt cường độ ánh sáng.
Ánh sáng còn ảnh hưởng đến khả năng ra hoa của một số loài lan. Do đó, một số loài lan như Dendrobium, Oncidium,… cần ánh sáng để ra hoa nên một số nhà vườn đã phơi nắng chúng để ép cây ra hoa.
+ Nhóm ưa sáng: Đòi hỏi ánh sáng nhiều, khoảng 100% ánh sáng trực tiếp như loài  Vanda lá hình trụ.
+ Nhóm ưa ánh sáng trung bình: Bao gồm các loài có nhu cầu ánh sáng khoảng 50% đến 80% như các loài của Catleya, Dendrobium.
+ Nhóm ưa ánh sáng yếu: Bao gồm các loài lan có nhu cầu ánh sáng khoảng 30% như các loài của Phalaenopsis, Paphiopedilum.
Tuỳ theo nhu cầu ánh sáng của từng loại lan mà có cách thức làm giàn che cho phù hợp để đáp ứng nhu cầu ánh sáng của chúng.
Tuỳ theo tuổi lan, yêu cầu về ánh sáng cũng khác nhau: Cây lan con giai đoạn từ 0 – 12 tháng tuổi đang trong giai đoạn tăng trưởng thân lá chỉ cần chiếu sáng 50%, lan nhỡ từ 12 – 18 tháng tuổi cần chiếu sáng 70% và thời điểm ra hoa có thể cho chiếu sáng nhiều hơn.
Hướng chiếu sáng cũng rất quan trọng đối với lan. Cây lan đặt trồng ở hướng Đông sẽ nhận nhiều ánh sáng buổi sáng tốt hơn nhiều so với cây lan đặt trồng ở hướng Tây nhận ánh nắng buổi chiều. Chính vì vậy, khi trồng lan trên sân thượng hay ban công ở phía Tây, cây lan kém phát triển và ít hoa. Khi trồng lan cần bố trí hàng theo hướng Bắc – Nam để cây nhận được ánh sáng phân bố đầy đủ nhất.
2.3. Ẩm độ
Ẩm độ là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của các loài lan. Các loài lan sống trong tự nhiên, sống nhờ vào nước mưa, hơi nước trong không khí. Do vậy, sự phân bố mưa trong năm có ảnh hưởng lớn đến đời sống của các loài lan. Nước từ các trận mưa, từ không khí ẩm vào rễ, đi qua thân lá, di chuyển trong thân và bốc hơi qua lá, sự di chuyển này giúp vận chuyển thức ăn trong cây. Lượng nước này đối với cây lan vô cùng quan trọng nên phải thường xuyên tưới nước cho cây. Nếu thiếu nước, quá trình quang hợp, hô hấp bị ngưng trệ. Chính vì vậy, việc chọn địa điểm thích hợp cho vườn lan sẽ giúp ta giảm được nhiều công sức chăm sóc cho cây lan. Trong vấn đề trồng lan, yếu tố ẩm độ là quan trọng nhất, trong tự nhiên chính ẩm độ là yếu tố chi phối việc phân bố các vùng có cây lan. Về yếu tố ẩm độ có 3 khu vực cần lưu ý:
+ Ẩm độ của vùng: Là ẩm độ của khu vực rộng lớn, nơi thiết lập vườn lan. Ẩm độ này do điều kiện địa lý, địa hình quyết định. Nên chọn khu vực lập vườn lan có bờ mặt diện tích bằng phẳng, thoáng mát. Ví dụ vùng có sông ngòi, kênh rạch, rừng cây sẽ có ẩm độ cao hơn vùng đồi trọc, đồng trống.
+ Ẩm độ của vườn: Là ẩm độ của chính vườn lan. Chọn nơi lập vườn lan gần nguồn nước tưới…Những vùng trồng mới có nhiệt độ khu vực cao như Củ Chi có thể trồng cây, dây leo, trang bị hệ thống tưới quanh vườn lan để nâng cao ẩm độ vườn, thích hợp cho cây phát triển.
+ Ẩm độ trong chậu lan: Gọi là ẩm độ cục bộ, do cấu tạo của giá thể, thể tích chậu, chế độ tưới nước quyết định. Ví dụ trong vùng khô hạn ta có thể sử dụng xơ dừa để trồng lan, tăng số lần tưới và lượng nước tưới. Tuy nhiên, ẩm độ cục bộ cao sẽ không có lợi cho cây lan vì dễ gây úng thối cây. Sự hài hoà về ẩm độ vùng trồng, ẩm độ vườn sẽ giúp cho sự sinh trưởng của cây lan tốt hơn, hay nói cách khác, nó góp phần quyết định vào sự thành công của khu vườn. Do đó, chọn địa điểm vườn thiết kế trồng lan phù hợp sẽ giúp ta giảm rất nhiều chi phí trong khâu chăm sóc cây lan.
2.4. Độ thông thoáng
Độ thông thoáng cũng là yếu tố cần thiết giúp cây lan sinh trưởng. Nếu vườn lan không thông thoáng, nhiệt độ và ẩm độ trong vườn cao sẽ làm cho cây lan dễ bệnh. Ngược lại, vườn quá thông thoáng, gió nhiều sẽ làm lượng nước bốc hơi nhiều; ẩm độ vườn thấp, cây lan sẽ sinh trưởng kém, lá nhăn nheo. Vì vậy, ở những nơi trồng quá thông thoáng như sân thượng, đồng trống cần che lưới, trồng cây xung quanh.
2.5. Nước tưới
– Nước tưới cho lan nhất thiết phải sạch, không nhiễm phèn, mặn. Độ pH thích hợp từ 6.5 – 7.0 Có thể sử dụng nhiều nguồn nước như nước mưa, nước máy, nước giếng… nhưng phải đạt yêu cầu về độ pH như trên.
– Đối với nước máy: Cần chú ý đến lượng Clo trong nước máy không tốt cho cây lan. Do vậy, cần phải xây hồ chứa nước cho lượng Clo trong nước bay đi rồi mới sử dụng tưới cho cây.
– Đối với nước giếng: Cần chú ý đến độ cứng, độ phèn, mặn, và pH nước và có cách xử lý thích hợp để tưới cho cây lan. Vì thế cũng cần xây dựng hệ thống hồ lắng, lọc rồi mới sử dụng nguồn nước đó tưới cho cây.
Tuỳ vào ẩm độ, sự thông thoáng của vườn, giá thể, loài hoa, mùa tăng trưởng, nhiệt độ, ánh sáng và tình hình cây lan mà điều chỉnh lượng nước tưới nhiều hay ít.

PHẦN III – KỸ THUẬT TRỒNG

 3.1. GIỐNG

Loài thích hợp cho trồng lan kinh doanh là Dendrobium, Mokara, Vanda, Phalaenopsis, Oncidium, Cattleya…đây là những loài cho hoa khoẻ, đẹp và bền cây, cho thu hoạch liên tục. Tuỳ theo mục đích trồng để cắt cành hay trồng chậu và tuỳ theo điều kiện khí hậu của vùng trồng, chọn giống trồng phù hợp thì mới có hiệu quả.
3.1.1. Nhân giống
Có 2 phương pháp nhân giống lan đó là: nhân giống hữu tính và vô tính
* Nhân giống hữu tính

Chọn những quả lan có kích thước to, tròn, không dị dạng, không sâu bệnh để làm hạt giống. Trong thực tế phương pháp này khó thành công vì phần lớn hạt thường bị chết do khó gặp nấm cộng sinh cần thiết để nẩy nầm. Trong điều kiện ẩm ướt (rừng già) hay vùng nhiệt đới mới đủ điều kiện cho hạt lan nẩy mầm.
* Nhân giống bằng phương pháp vô tính
Nhân giống bằng cách tách chiết
Đối với lan đơn thân: Tiến hành cắt chiết khi cây được 8 – 10 tháng tuổi, có nhiều tầng rễ. Khử trùng dụng cụ, cắt ngang phần gốc, để lại ít nhất từ 1 hoặc 2 đôi lá gần gốc, phần ngọn đảm bảo có 2 – 3 tầng rễ. Đối với hoa Mokara, Vanda… trong điều kiện cây cao 0,8 – 1 m mới tiến hành cắt chiết thì khả năng đâm tược mới càng nhanh và mạnh.
Phần ngọn sau khi cắt nhúng vào dung dịch thuốc trừ nấm Benlat C 1/2000 và dung dịch kích thích ra rễ NAA (Naphtalen Acetic Acid) 0,5ppm sau đó đem trồng vào chậu hoặc trồng lên luống.
Phần gốc sau một thời gian sẽ mọc 1 – 3  tược (chồi) mới gần chỗ cắt. Những tược  này sau đó lớn lên, ra rễ. Có thể tiếp tục cắt phần ngọn các tược này đem trồng hoặc để đến khi ra hoa.
Đối với lan đa thân: Tiến hành tách cây con (giả hành) khi cây cao khoảng 15 – 20 cm.
+ Ngâm chậu lan vào thau nước trong vòng 30 phút.
+ Gở rễ bám ngoài chậu bứng cây ra khỏi chậu.
+ Gở bỏ chất trồng củ, mục. Cắt rễ hư thúi.
+ Dùng đèn cồn để khử trùng dụng cụ cắt chiết.
+ Cắt từng đơn vị 2 – 3 giả hành ở vị trí thích hợp.
+ Sau đó nhúng vào dung dịch nấm bệnh và kích thích ra rễ rồi trồng vào chậu.
+ Trồng từng đơn vị vào chậu mới.
* Nhân giống bằng nuôi cấy mô
Nuôi cấy mô là phương pháp nhân giống phổ biến hiện nay được áp dụng trên cây lan và nhiều loại cây khác. Do ưu điểm là cây con sạch bệnh, khả năng nhân gống nhanh.
Vật liệu nuôi cấy có thể từ đỉnh sinh trưởng của cây con được ươm từ hạt hoặc cây đã trưởng thành. Các giai đoạn nuôi cấy: khử trùng mẫu, đưa cấy vào môi trường MS (môi trường cơ bản nuôi sống cây), môi trường nhân chồi, môi trường tạo rễ, đem ra trồng. Toàn bộ quá trinh từ khi bắt đầu đến khi đưa cây con ra trồng là khoảng 6 tháng. Càng về sau thời gian sản xuất cây con càng nhanh.
3.1.2. Một số loài lan đang trồng phổ biến hiện nay
3.1.2.1. Nhóm lan Dendrobium
Đây là giống rất phong phú về dạng cây, dạng hoa. Lan Dendrobium có hơn 1600 loài nguyên thủy, tập trung nhiều nhất ở vùng Đông Nam Á và châu Úc.
Lan Dendrobium thuộc loại đa thân, mọc bụi, giả hành thường rất dài, hình trụ, có hai hàng lá mọc 2 bên giả hành, lá thường hình xoan hẹp.
Giả hành có thể cho nhiều lần hoa, hoa ra quanh năm. Hoa mọc thành chùm hay từng hoa. Hiện nay, đa phần các vườn lan ở TP.HCM cũng như một số tỉnh lân cận đều trồng các giống lan Dendrobium đã được lai tạo nhập từ Thái Lan, Singapore… những giống này cho hoa có màu sắc đẹp, lâu tàn, cây cho nhiều hoa quanh năm rất thích hợp với nhu cầu chưng lan cắt cành như hiện nay.
Căn cứ theo đặc điểm sinh trưởng và dạng thân, Lan Dendrobium thường được chia thành 2 nhóm:
– Nhóm thân mềm, mọc thong hay rủ xuống, thường thấy ở những vùng khí hậu lạnh
– Nhóm thân cứng, mọc đứng, thường ở vùng nóng hơn. Đây là nhóm thích hợp với điều kiện khí hậu ở Tp.HCM và vùng đông nam bộ nước ta. Lan Dendrobium hiện nay được trồng phổ biến nhất hiện nay ở Tp.HCM.
3.1.2.2. Nhóm lan Vanda
Lan Vanda có khoảng 70 loài nguyên thủy, ngày nay đã được lai tạo thành rất nhiều loài với nhiều màu sắc khác nhau. Vanda thuộc nhóm lan đơn thân, thân hình trụ dài, mọc theo hướng thẳng đứng, không có giả hành. Lá dài hình long máng hay hình trụ mọc hai bên thân. Phát hoa  mọc từ nách lá giữa thân, thường không phân nhánh, phát hoa mang nhiều hoa. Kích cở hoa từ trung bình đến lớn, hai nách đài dưới lớn và có màu sắc sặc sở, trong khi đó cánh môi lại rất nhỏ. Hoa van đa có nhiều màu sắc như: trắng, đỏ, tím, vàng, cam, nâu, xanh…
Tuỳ theo hình dạng của lá, người ta thường chia ra các nhóm:
– Nhóm Vanda lá rộng.
– Nhóm Vanda lá tròn (lá ống).
– Nhóm Vanda trung gian giữa 2 nhóm trên.
3.1.2.3. Nhóm lan Mokara
Đây là loại lan đơn thân, dễ trồng, dễ tách chiết, hệ số nhân cao, sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ở TP.HCM. Hoa Mokara có nhiều màu sắc đẹp, thông dụng nhất là màu vàng chanh, màu hồng sáng, màu đỏ, màu tím, thông thường có 8 – 16 hoa/cành, thời gian chưng hoa dài (20 – 30 ngày) nên hiện rất đuợc ưa chuộng ở thị trường lan cắt cành và được nhiều nhà vườn chọn trồng.
3.1.2.4. Nhóm lan Oncidium
Đây là loại lan đa thân, dễ trồng, dễ tách chiết, hệ số nhân giống cao và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu thành phố Hồ Chí Minh. Hình dáng hoa Oncidium giống như hình chiếc váy của người phụ nữ. Hoa có nhiều màu sắc khác nhau, thông thường là màu vàng và nâu đen. Một số loài còn có hương thơm nhẹ nhàng.
3.1.2.5. Nhóm lan Phalaenopsis
Hồ điệp là loại lan ưa bóng, ánh sáng chỉ 20 – 30% là đủ cho cây sinh trưởng và phát triển.
Là nhóm lan nổi tiếng trên thế giới vì dáng cây đẹp, hoa to, màu sắc sặc sỡ và độc đáo. Cảm giác như cây không có thân và thường mang từ 2 – 4 cặp lá.
3.1.2.6. Nhóm lan Cattleya
Lan Cattleya mọc thành bụi gồm nhiều giả hành (đa thân), giả hành có dạng tròn, hơi dẹp, nhọn ở gốc và đỉnh. Trong điều kiện chăm sóc tốt, cây có thể cho 5 – 6 giả hành mới/năm . Giả hành mang 1 hoặc 2 lá ở đỉnh, lá to và dày.
Nhóm giả hành chỉ mang 1 lá ở đỉnh có hoa to (đường kính 15 – 20 cm), rất đẹp và thường chỉ có 1 – 2 hoa/giả hành. Nhóm giả hành mang 2 lá ở đỉnh có hoa nhỏ, dạng chùm (8 – 12 hoa).
Hoa có mùi thơm khác nhau tùy loài với nhiều màu sắc như:màu hồng, tím, trắng, vàng, xanh… Hiện nay nhiều giống Cattleya lai tạo, hoa có màu sắc pha trộn rất đẹp, trên 1 hoa nhưng cách đài, cách hoa, và cánh môi có màu sắc khác nhau hoặc có những đốm, chấm hay sọc trên tùng cánh. Tuy nhiên, thời gian chưng của hoa Cattleya thường chỉ được 10 – 15 ngày, ngắn hơn so với Dendrobium, Phalaenopsis, Oncidium hay Mokara…
3.2. THIẾT KẾ VƯỜN TRỒNG VÀ KỸ THUẬT TRỒNG
3.2.1. ĐỐI VỚI LAN TRỒNG CHẬU
Các nhóm lan có thể trồng chậu như Dendrobium, Cattleya, Phalaenopsis, Oncidium (mục đích là bán cây thành phẩm).
3.2.1.1. Cơ sở vật chất

Khung sườn giàn lan
  – Có 2 trường hợp làm giàn che cho cây lan trồng chậu:

* Trường hợp làm liếp nổi để đặt chậu: * Trường hợp treo chậu bằng móc:
– Chiều cao của cột: 3 – 3,2 m. – Chiều cao của cột: 2,8 – 3 m.
– Cột bằng Xi măng hay sắt hay cây. – Cột bằng Xi măng hay sắt.
– Chiều cao của liếp: 1 m. – Giữa chiều cao của cột (khoảng 1,5 m tính từ mặt đất, đặt thêm hệ thống cột ngang để treo chậu).
– Chiều rộng của liếp: 1,2 – 1,4 m. – Hệ thống cột ngang để treo chậu cũng xếp thành hàng (liếp) cho dễ chăm sóc.
– Chiều dài tùy theo kích thước vườn. – Để treo các chậu phong lan có thể dùng cây tầm vông thật thẳng làm sào hoặc tốt nhất là dùng các loại ống nước tròn bằng nhựa hoặc sắt. Những cây sào này được gác song song cạnh nhau, khoảng cách giữa hai cây độ 30 – 35 cm là vừa.
– Các liếp cách nhau: 50 – 60 cm.
– Mặt liếp sử dụng lưới B40 hoặc các loại lưới có lỗ to hơn để vừa kích thước chậu.

Mái che
– Hiện nay, mái che giàn lan thường được làm bằng lưới, lưới đen và lưới xanh. Ưu điểm: nhẹ và dùng được lâu. Lưu ý khi lợp lưới nên căng cho thẳng và chằng dây kẽm trên dưới cho chắc để khỏi bị võng xuống.
– Mái giàn lợp bằng tre, bằng lá rất mau mục.
– Đối với nhóm lan Phalaenopsis đòi hỏi giảm bớt lượng ánh sáng còn khoảng 20 – 30% nên cần che lưới dày hơn so với các nhóm lan khác.
Giá thể
Trồng phong lan không nhất thiết phải sử dụng đến giá thể. Tuy nhiên, sử dụng thêm giá thể để giữ ẩm cho cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Giá thể trồng lan có thể là than gỗ, xơ dừa hoặc vỏ cây thông (vỏ cây thông tuy khó kiếm nhưng nếu có được loại giá thể thì rất tốt cho việc trồng lan. Do trong vỏ thông có chất resin là chất sát khuẩn nên trồng lan rất tốt), dớn (dớn là chất liệu trồng lan rất tốt. Dớn được lấy ra từ thân, rễ của cây dương xỉ. Ưu điểm là giữ ẩm tốt. Nhưng nhược điểm là trồng lâu ngày phải thay chất trồng mới vì dớn mục nát, thiếu thoát khí).
Chậu
Có 2 loại: chậu bằng nhựa và chậu đất nung
Tuỳ theo kích thước cây mà chọn kích thước cho phù hợp.
Kẽm: dùng để cột cây lan vào thành chậu
Móc treo
3.2.1.2. Cách trồng
– Chuẩn bị chậu (chậu đất nung hoặc chậu nhựa), kích thước chậu cân đối với khả năng phát triển của cây, có nhiều lỗ thoáng.
– Chuẩn bị chất trồng (giá thể).
– Cho chất trồng vào chậu. Chất trồng có kích thước lớn nên đặt dưới đáy chậu để đáy chậu được thông thoáng, chiếm khoảng 1/5 thể tích chậu. Chất trồng có kích thước vừa và nhỏ nên đặt ỡ giữa và phía trên. Chất trồng thấp hơn mặt chậu khoảng 1 – 2 cm.
– Cắm cọc nhỏ vào mép chậu nếu trồng lan đa thân và cọc giữa chậu nếu lan đơn thân giúp cây đứng vững.
– Buộc cây lan vào cọc sao cho hướng phát triển của cây về sau quay vào giữa chậu (trồng lan đa thân). Khi trồng không chôn gốc cây sát đáy chậu mà để lưng chừng giữa lớp chất trồng. Phủ lên mặt chậu 1 lớp xơ dừa hay dớn để tăng ẩm độ cây.
– Giảm ánh sáng bằng cách che nắng khi cây mới trồng, khi rễ non phát triển chuyển dần sang nơi có ánh sáng phù hợp.
3.2.2. ĐỐI VỚI LAN CẮT CÀNH
Các nhóm lan cắt cành được trồng phổ biến hiện nay như Dendrobium, Mokara, Vanda, Oncidium.
Có thể trồng các nhóm lan này thành băng bằng xơ dừa hoặc luống.
3.2.2.1. Cơ sở vật chất
Khung sườn giàn lan
– Cột chống đỡ cho giàn lan thường bằng trụ xi măng hoặc trụ sắt hoặc cây (tuỳ theo điều kiện kinh tế hộ).
– Chiều cao của cột: 3 – 3,5 m.
– Chiều rộng tuỳ theo kích thước vườn.
– Nóc có thể làm theo kiểu nhà một mái hoặc hai mái.
Thiết kế hệ thống liếp
– Chiều rộng mỗi liếp (tuỳ mục đích trồng hàng đôi hay hàng ba): 40 – 60 cm. Xung quanh liếp được dựng các viên gạch thẻ hoặc được xây kiên cố cao khoảng 10 – 15 cm.
– Chiều dài tuỳ theo kích thước vườn.
Mái che
Mái che giàn lan thường được làm bằng lưới, lưới đen và lưới xanh. Ưu điểm: nhẹ và dùng được lâu.
Giá thể
– Giá thể trồng lan cắt cành gồm xơ dừa và vỏ đậu phộng (lưu ý: trong xơ dừa có chất tannin là chất chát, vì vậy trước khi dùng nên ngâm nước nhiều ngày, sau đó vớt ra phơi khô, phun thuốc trừ bệnh để phòng ngừa).
– Các loại cột (có thể bằng ống nhựa hoặc cây gỗ nhỏ) để tưạ cây giống.
3.2.2.2. Kỹ thuật trồng
Đối với lan cắt cành có thể trồng nhiều một trong những cách sau:
Trồng ghép trên thân cây
– Sử dụng thân cây còn sống, cây lan được trồng ghép phải nhận được ánh sáng ban mai (cách này rất thích hợp cho tất cả các giống lan, đặc biệt lan rừng).
– Sử dụng thân cây đã chết (cây vú sữa, bóc vỏ), cắt thành các khúc ngắn để treo hay thành những đoạn dài để đứng, có giàn che cây lan.
– Buộc một miếng xơ dừa vào thân cây rồi buộc chồng lên đó gốc lan muốn trồng để giữ độ ẩm cây. Vào mùa mưa hay những nơi thời tiết quá ẩm không cần dùng xơ dừa. Khi buộc phải để gốc lan nằm lộ ra ngoài không khí, rễ lan ló ra.
Trồng thành băng bằng xơ dừa
– Chọn xơ dừa của những quả già, khô xé ra to bằng bàn tay.
– Xếp các mảnh xơ dừa này thành băng dài trên giàn gỗ hoặc tre, mặt lưng quay xuống, mặt ruột lõm quay lên, giữ chặt chúng bằng 2 thanh nẹp tre ở 2 bên .
– Hoặc xếp các miếng xơ dừa theo chiều đứng thành từng bánh khoảng 3 – 5 cm.
– Dùng các cọc tre có mũi nhọn cắm thẳng vào giữa miếng xơ dừa để làm cọc đứng.
– Buộc cây lan vào cọc, gốc lan sát với xơ dừa.
– Tưới nước ít hơn so với trồng bằng than trong chậu. Để tránh úng nước có thể đục một lỗ nhỏ ở giữa miếng xơ dừa trước khi trồng.
– Trồng lại sau 2 – 3 năm khi xơ dừa đã mục.
Trồng thành luống
– Luống cao 15 – 20 cm, rộng 1m, chiều dài tuỳ theo kích thước vườn.
– Giá thể: có thể sử dụng giá thể gồm đất với phân chuồng, tro trấu. Nhưng hiện nay giá thể trồng luống được sử dụng là võ đậu phộng cho kết quả rất tốt, vì giá thể này có đặc điểm nhẹ, xốp nên thoát nước tốt, đồng thời quá trình phân hủy võ đậu phộng góp phần cung cấp dinh dưỡng cho cây.- Hai bên luống dựng 2 hàng cọc đứng có nẹp tre theo chiều ngang để đỡ cây lan. Cọc cao khoảng 1 – 1,5m; khoảng cách giữa 2 hàng là 30 – 50 cm. Cách tiến hành như sau:
– Buộc đứng các cây lan vào các nẹp tre, cành cách cành 20 cm. Các cành lan dài khoảng 40 – 50 cm, càng nhiều tầng rễ càng tốt, thường có 2 – 3 tầng rễ.
– Dùng vỏ đậu phộng trải trên mặt luống cho chạm đến gốc lan, trên cùng dùng xơ dừa đã ngâm trải lên nhưng không nén lại mà tạo thành độ xốp (tính từ mặt đất cho đến lớp xơ dừa cao khoảng 20 cm).
– Che nắng cho lan khi mới trồng bằng lưới, phen tre hay bằng tán lá dừa để có khoảng 50% – 60% ánh sáng, gỡ bỏ dần khi cây phát triển tốt.
– Làm cỏ để tránh cạnh tranh dinh dưỡng với lan và thường xuyên bón phân. Có thể hoà loãng phân bò, lợn bôi lên các nẹp tre.
– Trồng lại sau 3 – 4 năm.
Trồng thành băng hay thành luống đều phải làm giàn che cho cả vườn lan: giàn cao khoảng 3 – 3,5m.

PHẦN IV – CHĂM SÓC

 

4.1. TƯỚI NƯỚC
Tưới nước là một công việc tưởng chừng rất đơn giản nhưng tưới nước đủ để cây sinh trưởng, phát triển tốt là rất khó. Tưới thiếu nước lan sẽ khô héo dần rồi chết, tưới thừa nước lại làm cho bộ rễ ẩm ướt, thiếu ô-xy, cây khó hấp thu dưỡng chất, bộ rễ thối và chết.
Việc tưới nước phải đảm bảo hài hoà giữa ẩm độ vườn, nhiệt độ, ánh sáng. Đó là cả một nghệ thuật, kinh nghiệm của người trồng lan, không có công thức chung nhất định cho các vườn, cũng không thể lấy công thức tưới của vườn này áp dụng cho vườn kia trong khi môi trường chung quanh khác nhau, giá thể trồng khác nhau.
Chế độ tưới nước thay đổi tuỳ theo mùa, loài lan, thời kỳ sinh trưởng, giá thể và môi trường trồng.
Các loài lan khác nhau thì nhu cầu nước cũng khác nhau. Cây lan có nhiều lá, lá to dễ mất nước, do đó cần lượng nước tưới nhiều hơn. Cây lan lớn, cành mập, lá dày thì chịu hạn khá hơn nên số lần tưới ít hơn. Thời kỳ cây ra hoa, ra rễ, đâm chồi cây cần nhiều nước hơn nên cần tưới nhiều hơn bình thường. Thời kỳ cây nghỉ, cây cần lượng nước ít hơn nhưng cũng cần phải giữ ẩm xung quanh vườn lan.
Tuỳ thuộc vào cường độ ánh sáng giàn che, độ thông thoáng của vườn lan, giá thể trồng và loại chậu,… mà có cách tưới phù hợp. Nếu vườn lan bị nắng nhiều, gió nhiều, chậu trồng thoáng, giá thể giữ nước kém thì phải tưới nhiều lần hơn.
Cách tưới: Cách tưới tốt nhất là tưới phun cho giọt nước rơi nhẹ nhàng, không làm chấn thương cây. Có thể trang bị hệ thống tưới phun, tưới bằng vòi hoặc bằng bình xịt. Không phải tưới xói xả mà tưới phun sương và tưới đi tưới lại nhiều lần. Thông thường tưới vào buổi sáng và chiều mát. Nếu trời nóng quá thì tăng số lần tưới và tăng lượng nước tưới, tránh tưới nước quá ít sẽ làm hơi nước bốc lên nóng cây. Vào buổi trưa, nắng gắt, tưới trực tiếp vào cây lan sẽ không tốt bằng việc làm ẩm môi trường trồng (tăng ẩm độ vườn). Sau những trận mưa bất thường, nhất là mưa đầu mùa cần tưới lại ngay để rửa bớt các chất cạn bã đọng lại trên lá lan.
4.2. BÓN PHÂN
Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với cây lan, nhất là đối với việc trồng qui mô lớn, khai thác hàng hoá. Khi cây lan đầy đủ dinh dưỡng, cây sinh trưởng và phát triển tốt, cây ra nhiều hoa, hoa to, bền. Khi cây thiếu dinh dưỡng thì còi cọc, kém phát triển, không hoặc ít có hoa. Cây lan cần 13 chất dinh dưỡng khoáng, thuộc nhóm đa, trung và vi lượng. Dinh dưỡng đa lượng gồm Đạm (N), Lân (P) và Kali (K). Dinh dưỡng trung lượng gồm Lưu huỳnh (S), Magiê (Mg) và Canxi (Ca). Dinh dưỡng vi lượng gồm Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Mangan (Mn), Bo (B), Molypđen (Mo) và Clo (Cl).
Các triệu chứng biểu hiện của cây khi thừa, thiếu dinh dưỡng:


Thiếu đạm: Cây còi cọc, ít ra lá, ra chồi mới, lá dần chuyển màu vàng theo qui luật lá già vàng trước, lá non sau. Rễ mọc ra nhiều nhưng cằn cõi, cây khó ra hoa.
Thừa đạm: Thân lá xanh mướt nhưng mềm yếu, dễ đổ ngã và sâu bệnh hại, đầu rễ chuyển sang màu xám đen, cây khó ra hoa.
Thiếu lân: Cây còi cọc, lá nhỏ, ngắn, chuyển sang xanh đậm, rễ không trắng sáng mà chuyển sang màu xám đen, cây không ra hoa.
Thừa lân: Cây thấp, lá dày, ra hoa sớm nhưng hoa ngắn, nhỏ và xấu, cây mất sức rất nhanh sau khi ra hoa và khó phục hồi. Thừa lân thường dẫn đến thiếu kẽm, sắt và Mangan.
Thiếu Kali: Cây kém phát triển, lá già vàng dần từ 2 mép lá và chóp lá, sau đó lan dần vào trong; lá đôi khi bị xoắn lại, cây mềm yếu dễ bị sâu bệnh tấn công, cây chậm ra hoa, hoa nhỏ, màu sắc không tươi và dễ bị dập nát.
Thừa Kali: Thân, lá không mỡ màng, lá nhỏ. Thừa Kali dễ dẫn đến thiếu Magiê và Canxi.
Thiếu Lưu huỳnh: Lá non chuyển sang màu vàng nhạt, cây còi cọc, kém phát triển, sinh trưởng của chồi bị hạn chế, số hoa giảm.
Thiếu Magiê: Thân, lá èo uột, xuất hiện dải màu vàng ở phần thịt của các lá già trong khi 2 bên gân chính vẫn còn xanh do diệp lục tố tạo thành không đầy đủ, cây dễ bị sâu bệnh và khó nở hoa.
Thiếu Canxi: Cây kém phát triển, rễ nhỏ và ngắn, thân mềm, lá nhỏ, cây yếu, dễ bị đổ ngã và sâu bệnh tấn công.
Thiếu Kẽm: Xuất hiện các đốm nhỏ rải rác hay các vệt sọc màu vàng nhạt chủ yếu trên các lá đã trưởng thành, các lá non trở nên ngắn, hẹp và mọc sít nhau, các đốt mắt ngọn ngắn lại, cây thấp, rất khó ra hoa.
Thiếu Đồng: Xuất hiện các đốm màu vàng và quăn phiến lá, đầu là chuyển trắng, số hoa hình thành ít, cây yếu, dễ bị nấm bệnh tấn công.
Thiếu Sắt: Các lá non úa vàng sau đó chuyển sang trắng nhạt, cây còi cọc, ít hoa và dễ bị sâu bệnh tấn công.
Thiếu Mangan: Uá vàng giữa các gân của lá non, đặc trưng là sự xuất hiện của các đốm vàng và hoại tử, các đốm này xuất hiện từ cuống lá non sau lan ra cả lá, cây còi cọc, chậm phát triển.
Thiếu Bo: Lá dày, đôi khi bị cong lên và dòn, cây còi cọc, dễ bị chết khô đỉnh sinh trưởng, rễ còi cọc, số nụ ít, hoa dễ bị rụng, không thơm và nhanh tàn.
Thiếu Molypden: Xuất hiện đốm vàng ở giữa các gân của những lá dưới, nếu thiếu nặng, các đốm này lan rộng và khô, mép lá cũng khô dần, cây kém phát triển.
Thiếu Clo: Xuất hiện các vệt úa vàng trên các lá trưởng thành, sau đó chuyển sang màu đồng thau, cây còi cọc, kém phát triển.
Cây lan rất cần phân bón nhưng không cần nồng độ dinh dưỡng cao. Vì vậy, việc bón phân cho cây lan phải thực hiện thường xuyên và tốt nhất là bằng cách phun qua lá.
Phân bón cho lan phải chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng với thành phần và tỉ lệ phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây. Nguyên tắc chung là lan trong thời kỳ sinh trưởng thân, lá mạnh nên cần hàm lượng đạm cao; hạm lượng lân và kali thấp. Trước khi cây ra hoa cần hạm lượng lân và kali cao, đạm thấp; trong khi cây nở hoa cần Kali cao, đạm và lân thấp.
Các loại phân bón thường sử dụng cho lan là Growmore, Miracrle, HVP, Phân bón đầu trâu, Dynamic, phân cá (Fish emulsion),… Bên cạnh đó, có thể sử dụng nguồn phân hữu cơ sẵn có để ngâm ủ rồi sử dụng như bánh dầu, phân chuồng, xác bã động vật (có bổ sung EM để mau phân hủy và ít có mùi hôi).
4.3. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI
4.3.1. Phòng ngừa

– Khi mua lan về trồng cần phải kiểm tra kỹ lưỡng nếu cây khoẻ mạnh không bị sâu bệnh thì mới tiến hành trồng chung với những cây khác.
– Dọn vệ sinh vườn lan sạch sẽ, thông thoáng. Trong giàn lan không nên để  những cây lạ, to lớn (Ví dụ: xoài, chôm chôm…) trong vườn lan vì dễ bị lây bệnh.
– Không nên trồng nhiều tầng (Ví dụ: trên treo, dưới luống) vì nguồn bệnh cây trên (nếu có) sẽ lây xuống cây dưới thông qua việc tưới nước hay mưa.
– Khi giá thể trồng đã hư mục thì tiến hành thay kịp thời, tránh động nước, ẩm thấp. Thường xuyên sang chậu, kết hợp tách chiết lan.
– Quan sát vườn lan thường xuyên để phát hiện những cây bị sâu bệnh kịp thời cách ly, xử lý.
– Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh định kỳ cho lan.
4.3.2. Trị sâu bệnh
* Bệnh hại trên lan
– Bệnh đen thân cây lan: Do nấm Fusarium sp. gây nên. Phòng trị: Nên tách những cây bị bệnh để riêng và dùng thuốc phòng trừ hay nhúng cả cây vào thuốc trị nấm. Nếu cây lớn hơn thì cắt bỏ phần thối rồi phun thuốc diệt nấm như Carbenzim, Zin,  Zineb 3/2000, Benlat 1/2000, Bendazol.
– Bệnh đốm lá: Do nấm Cercospora sp. gây nên. Bệnh thường phát sinh mạnh trên cây lan Dendrobium sp., gây hại trong mùa mưa ở những vườn lan có độ ẩm cao. Phun thuốc trừ nấm (như trên) Carbenzim + Dipamate: hỗn hợp thuốc hiệu quả cao hay Cadilac.
– Bệnh thán thư: Do nấm Colletotricum sp. gây ra. Bệnh phát triển mạnh vào mùa mưa nên phải phòng trừ trước. Thường cắt bỏ lá vàng rồi phun thuốc diệt nấm 5 – 7 ngày/phun 1 lần: Thio-M, Cabenzim, Bendazol.
– Bệnh thối mềm vi khuẩn: Do vi khuẩn Pseudomonas gladioli gây ra. Vết bệnh có hình dạng bất định, ủng nước, màu trắng đục, thường lan rộng theo chiều rộng của lá. Gặp thời tiết ẩm ướt mô bệnh bị thối úng, thời tiết khô hanh mô bệnh khô tóp có màu trắng xám.
– Bệnh thối nâu vi khuẩn: Do vi khuẩn Erwnia carotovora gây ra. Ban đầu vết bệnh có màu nâu nhạt, hình tròn mọng nước về sau chuyển thành màu nâu đen. Bệnh hại cả thân, lá, mầm làm các bộ phận trên bị thối. Sử dụng Kasumin, dùng 1 trong những hỗn hợp: Saipan + Mexyl; Saipan + Alpine; Mexyl + Alpine để phun phòng trị.
– Bệnh đốm vòng (đóm mắt cua)
Do nấm Cercospora resae gây ra.
+Triệu chứng: Vết bệnh là những đốm nhỏ, hình mắt cua, hình trong hơi lõm, ỡ giữa màu nâu nhạt, xung quanh có gờ nổi màu nâu đậm. Bệnh gây hại chủ yếu trên lá bánh tẻ, lá già tạo thành nhiều vết nhỏ li ti làm lá vàng, nhanh rụng.
+ Phòng trừ: Dùng thuốc Topsin M 70 WD hoặc Score 250 ND, Bendazol, Carbenzim, Thio-M.
– Bệnh đốm vòng
Do nấm Alternaria rasae gây ra.
+ Triệu chứng: Vết bệnh hình tròn hoặc hình bầu dục, trên vết bệnh có các vòng đồng tâm khá rõ. Khi gặp thời tiết ẩm ướt, ấm áp, trên vết bệnh thường hình thành một lớp nấm mốc màu đen gồm cành và bào tử phân sinh của nấm gây bệnh. Bệnh thường gây hại trên các lá già, lá bánh tẻ làm lá vàng dễ khô rụng.
+ Phòng trừ: Sử dụng Daconil 500 SC, Carbenzim + Dipomate, Cadilac.
* Sâu hại lan
– Rệp vảy: rệp thường bám trên các thân giả hành còn non. Phòng trị bằng cách: Dùng bàn chải chà xát rồi nhúng cây lan vào dung dịch thuốc Malathion 50 pha loãng, Sagosuper 20EC.
– Bọ trĩ: gây hại chủ yếu trong mùa nắng. Dùng Malathion 5 mg/bình 4 lít nước, phun 1 tuần/lần, phun liên tiếp liên tục trong 3 tuần, Dragon (5cc) + SK99 (20cc)/bình 8 lít.
4.4. THU HOẠCH VÀ ĐÓNG GÓI
Đối với trường hợp lan cắt cành:
– Chuẩn bị chậu (hoặc thau) nước với kích thước vừa phải.
– Khi cành hoa còn khoảng 2 búp nữa mới nở (trường hợp cành có khoảng 7 – 9 bông) thì ta tiến hành cắt cành.
– Cắt xong cả luống bông đó thì ngâm vào chậu nước đã chuẩn bị trước nhằm bảo quản để cành hoa không héo tàn.
– Khi vận chuyển đi xa (trên 3 giờ) cần dùng mốp để giữ nước cho cành hoa bằng cách: khoảng 10 cành được buộc 1 miếng mốp thấm nước sẵn bó ở phía gốc của cành.
– Xếp các bó bông đã bó sẵn vào trong thùng giấy đã có lót trước miếng nhựa phin (thùng giấy được đục các lỗ trống xung quanh thùng), sau đó dùng băng keo dán lại. Lưu ý là không nén chắt các bó bông với nhau.
Trong trường hợp, bảo quản hoa bằng các phòng lạnh vẫn tốt hơn (nhiệt độ phòng từ 14 – 17 độ C) để kéo dài thời gian hoa tươi lâu hơn.

KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ NHÓM LAN

 

I. NHÓM LAN MOKARA VÀ VANDA

 

Lan Vanda _blue
Lan Vanda _blue


1.1. Nhiệt độ

Nhiệt độ thích hợp cho Lan Mokara, Van da phát triển từ  25 – 30 độ C. Nhiệt độ là một trong những yếu tố quyết định sự ra hoa của cây.
1.2. Ẩm độ
Rễ của Vanda, Mokara là rễ trần (rễ phơi ra ngoài không khí) nên đòi hỏi ẩm độ của vườn rất cao. Cây lan Mokara, Vanda không chịu úng nên phải trồng thật thoáng. Vì đặc điểm của thân cây là lan đơn thân, không có giả hành nên khả năng mất nước rất lớn, từ đó làm cây sinh trưởng kém. Do đó, thường xuyên tưới nước mỗi ngày 2 lần (sáng sớm và chiều mát).
1.3. Ánh sáng
Nhóm lan Mokara, Vanda thuộc nhóm ưa ánh sáng trung bình. Cường độ ánh sáng khoảng 50 – 60% nên cần thiết kế giàn che cho thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển.
1.4. Độ thông thoáng và giá thể
– Nhóm lan Vanda, Mokara rất cần độ thông thoáng nhiều, nhất là trường hợp trồng cây trong chậu vì hệ rễ của cây rất phát triển mà chất trồng (giá thể)  lại bí. Nên sử dụng chậu đất có nhiều lỗ thoát, bỏ một ít (rất nhỏ) chất trồng vào chậu. Hoặc không cần giá thể cây vẫn sinh trưởng tốt nhưng phải cung cấp thường xuyên dinh dưỡng cho cây.
– Đối với trường hợp lan Mokara trồng thành luống để cắt cành nên chú ý không cho thân cây lan đè nhiều lên giá thể vì như vậy dễ gây thối cây.
1.5. Nhu cầu dinh dưỡng
– Mokara, Vanda cần dinh dưỡng khá cao và thường xuyên. Nên kết hợp sử dụng phân chuồng hoặc phân cá và phân hỗn hợp NPK 30 – 10 – 10 hoặc 20 – 20 – 20, tuỳ theo tuổi cây và tình hình sinh trưởng.
– Do đặc điểm cấu tạo của Mokara, Vanda là có hệ rễ trần nên khi sử dụng phân bón nên sử dụng với liều lượng thấp và nồng độ loãng.
– Lưu ý vấn đề vàng và tuột lá chân ở Mokara là do thiếu nước và thiếu dinh dưỡng, nhất là đạm.
1.6. Phòng trừ bệnh hại
Các bệnh gây hại phổ biến trên nhóm lan Mokara chủ yếu như sau:
– Bệnh đốm lá
Do nấm Cercospora sp. gây nên. Sử dụng các loại thuốc trừ nấm như Zineb 3/2000, Benlat 1/2000.
– Bệnh đốm vòng cánh hoa
Do nấm Alternaria sp. gây ra. Có thể sử dụng thuốc trừ nấm phổ rộng như Daconil 500 SC.
1.7. Kỹ thuật trồng
1.7.1. Trồng cây lan từ nuôi cấy mô
– Khi trồng cây con (cây cấy mô) phải rửa sạch môi trường nuôi cấy dính trên thân, lá, rễ cây bằng nước sạch 3 lần, tránh bị côn trùng cắn phá và nhiễm bệnh.
– Có thể trồng 1 trong 2 cách như sau:
Trồng bằng lưới:
– Thiết kế lưới trồng (sử dụng lưới lợp mái che vườn lan).
+ Chiều cao của trụ để găng lưới so với mặt đất 1,2 m.
+ Chiều rộng của lưới làm liếp 1,4 – 1,6 m.
+ Chiều dài tuỳ theo kích thước vườn.
– Khử trùng lưới trước khi ghim cây.
– Ghim cây lan với khoảng cách cây – cây: 5 – 7 cm, đảm bảo bộ rễ nằm mặt dưới lưới.
Trồng bằng chậu không cần giá thể:
– Thiết kế các kệ cách nhau 1m.
– Dùng sắt hoặc kẽm đan lỗ với kích thước 5 cm x 5 cm (có thể lớn hơn để vừa kích cỡ của chậu).
– Đặt chậu cho vừa kích thước ấy.
– Tựa 2 lá có kích thước dài nhất của cây vào thành chậu để làm chỗ bám cho cây.
Chăm sóc: Trong thời gian chuyển cây từ chai mô ra vườn, sử dụng phân NPK 30 – 10 – 10 để phun cho cây, nồng độ theo khuyến cáo. Ngoài ra, sử dụng thêm chất kích thích sinh trưởng như Atonik.
1.7.2. Trồng cây lan từ việc chiết cành
Nhóm lan Mokara, Vanda có thể trồng bằng 2 cách sau:
Trồng trong chậu
Chuẩn bị:
+ Chậu đất (có nhiều lổ nhỏ) với kích thích trung bình từ 30 x 40 cm
+ Cắm 1 trụ chính giữa chậu để tựa cho cây lan sau này (trụ có thể bằng cây hoặc bằng ống nhựa), trụ cao khoảng 70 – 100 cm.
+ Bỏ một lớp giá thể dưới đáy chậu (có thể bằng than với kích thích lớn) và ở trên là lớp vỏ đậu phộng (giá thể đã xử lý nấm bệnh trước).
Cách trồng:
+ Buột cây lan vào trụ, dùng kẽm xiết nhẹ.
+ Rễ của cây vừa tiếp xúc nhẹ với lớp vỏ đậu phộng hoặc có thể không cần giá thể.
Trồng thành luống
– Luống cao 15 – 20 cm, rộng 1m, chiều dài tuỳ theo kích thước vườn.
– Giá thể: có thể sử dụng giá thể gồm đất với phân chuồng, tro trấu. Nhưng hiện nay giá thể trồng luống được sử dụng là võ đậu phộng cho kết quả rất tốt, vì giá thể này có đặc điểm nhẹ, xốp nên thoát nước tốt, đồng thời quá trình phân hủy võ đậu phộng góp phần cung cấp dinh dưỡng cho cây.
– Hai bên luống dựng 2 hàng cọc đứng có nẹp tre theo chiều ngang để đỡ cây lan. Cọc cao khoảng 1 – 1,5m; khoảng cách giữa 2 hàng là 30 – 50 cm. Cách tiến hành như sau:
– Buộc đứng các cây lan vào các nẹp tre, cành cách cành 20 cm. Các cành lan dài khoảng 40 – 50 cm, càng nhiều tầng rễ càng tốt, thường có 2 – 3 tầng rễ.
– Dùng vỏ đậu phộng trải trên mặt luống cho chạm đến gốc lan, trên cùng dùng xơ dừa đã ngâm trải lên nhưng không nén lại mà tạo thành độ xốp (tính từ mặt đất cho đến lớp xơ dừa cao khoảng 20 cm).
– Che nắng cho lan khi mới trồng bằng lưới, phen tre hay bằng tán lá dừa để có khoảng 50% – 60% ánh sáng, gỡ bỏ dần khi cây phát triển tốt.
– Làm cỏ để tránh cạnh tranh dinh dưỡng với lan và thường xuyên bón phân. Có thể hoà loãng phân bò, lợn bôi lên các nẹp tre.
– Trồng lại sau 3 – 4 năm.
Trồng thành luống hay trồng trong chậu đều phải làm giàn che cho cả vườn lan: giàn cao khoảng 3 – 3,5m.
II. NHÓM LAN DENDROBIUM

 

Trồng lan denro kinh doanh quy mô nhỏ tại gia đình
Trồng lan denro kinh doanh quy mô nhỏ tại gia đình


2.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ lý tương để cây sinh trưởng và ra hoa đẹp từ 28 – 30 độ C.
2.2. Ẩm độ
Nhóm  lan Dendrobium thích hợp ẩm độ 50 – 70%.
2.3. Ánh sáng
Nhóm lan Dendrobium là loài ưa sáng, ánh sáng khoảng 60 – 70% sẽ tạo điều kiện cho cây phát triển tốt.
2.4. Giá thể
Chất trồng lan Dendrobium rất phong phú, phổ biến là xơ dừa, than, dớn. Hiện nay, người trồng lan có thể sử dụng thêm xốp (muốt trắng) để làm giá thể cho cây.
2.5. Dinh dưỡng
– Dendrobium là nhóm lan cần dinh dưỡng cao, do đó ngoài việc sử dụng phân hóa học có thể bổ sung thêm phân hữu cơ cho cây.
– Phân hóa học có thể sử dụng là NPK 30 – 1 0 – 10 dùng cho giai đoạn đầu, khi cây đạt 1 năm tuổi sử dụng phân NPK 20 – 20 – 20 và giai đoạn cây sắp ra phát hoa nên sử dụng NPK 10 – 10 – 30.
Sau khi cây ra hoa và đã thu hoạch cành thì nên đổi sang sử dụng phân NPK 30 – 10 – 10.
2.6. Sâu bệnh
Các loại sâu bệnh hại chủ yếu trên nhóm lan Dendrobium như sau:
– Bệnh đen thân cây lan: Do nấm Fusarium sp. gây nên. Sử dụng thuốc diệt nấm như Carbenzim 1/2000,  Zineb 3/2000, Benlat 1/2000, Zin, Bendazol, Cadilac.
– Bệnh đốm lá: Do nấm Cercospora sp. gây nên. Bệnh gây hại trong mùa mưa ở những vườn lan có độ ẩm cao. Phun thuốc trừ nấm (như trên) Bendazol, Carbenzim, Thio-M, Dipomate.
2.7. Kỹ thuật trồng
2.7.1 Trồng cây lan từ chai mô
– Cũng giống như phương pháp trồng từ chai mô của lan Mokara và Vanda. Khi trồng cây con (cây cấy mô) phải rửa sạch môi trường nuôi cấy dính trên thân, lá, rễ cây bằng nước sạch 3 lần, tránh bị côn trùng cắn phá và nhiễm bệnh.
– Có thể trồng 1 trong 3 cách như sau:
Trồng bằng lưới (giống như nhóm Mokara và Vanda).
Trồng bằng khay nhựa với giá thể là xơ dừa
– Dùng các vỏ dừa già, xé ra các mảnh nhỏ (1cm x 2cm).
– Chuẩn bị các khay nhựa với kích thước khoảng (20 x 30 cm hoặc 30 x 50 cm). có lỗ thông hơi ở mặt đáy khay.
– Bó cây lan vào giữa 2 mảnh vỏ dừa, để 1 – 2 rễ lòi ra bên ngoài, dùng dây thun cột lại.
– Dựng thành hàng trên các khay nhựa, đặt ở nơi râm mát.
Trồng bằng giá thể là xơ dừa sợi
– Chuẩn bị chậu (chậu có thể bằng nhựa hoặc chậu đất nung).
– Dùng giá thể là xơ dừa sợi đặc vào chậu.
– Dùng tay móc 1 lỗ nhỏ để đặt cây lan vào.
* Chăm sóc: Trong thời gian chuyển cây từ chai mô ra vườn, sử dụng phân NPK 30 – 10 – 10 để phun cho cây, nồng độ theo khuyến cáo. Ngoài ra, sử dụng thêm chất kích thích sinh trưởng như Atonik.
2.7.2. Trồng cây lan từ việc tách cây
Trồng trong chậu
– Chuẩn bị chậu (chậu đất nung hoặc chậu nhựa), kích thước chậu cân đối với khả năng phát triển của cây, có nhiều lỗ thoáng.
– Chuẩn bị chất trồng (giá thể). Chất trồng có thể bằng than hoặc xốp hoặc xơ dừa.
– Cho chất trồng vào chậu. Chất trồng có kích thước lớn nên đặt dưới đáy chậu để đáy chậu được thông thoáng, chiếm khoảng 1/5 thể tích chậu. Chất trồng có kích thước vừa và nhỏ nên đặt ỡ giữa và phía trên. Chất trồng thấp hơn mặt chậu khoảng 1 – 2 cm.
– Cắm cọc nhỏ vào mép giúp cây đứng vững.
– Buộc cây lan vào cọc sao cho hướng phát triển của cây về sau quay vào giữa chậu. Khi trồng không chôn gốc cây sát đáy chậu mà để lưng chừng giữa lớp chất trồng.
– Giảm ánh sáng bằng cách che nắng khi cây mới trồng, khi rễ non phát triển chuyển dần sang nơi có ánh sáng phù hợp.
Trồng thành luống bằng vỏ dừa
– Chọn xơ dừa của những quả già, khô xé ra to bằng bàn tay.
– Xếp các mảnh xơ dừa này thành băng dài trên giàn gỗ hoặc tre, mặt lưng quay xuống, mặt ruột lõm quay lên, giữ chặt chúng bằng 2 thanh nẹp tre ở 2 bên.
– Hoặc xếp các miếng xơ dừa theo chiều đứng thành từng bánh khoảng 3 – 5 cm.
– Dùng các cọc tre có mũi nhọn cắm thẳng vào giữa miếng xơ dừa để làm cọc đứng.
– Buộc cây lan vào cọc, gốc lan xát với xơ dừa.
– Tưới nước ít hơn so với trồng bằng than trong chậu. Để tránh úng nước có thể đục một lỗ nhỏ ở giữa miếng xơ dừa trước khi trồng.
– Trồng lại sau 2 – 3 năm khi xơ dừa đã mục.
III  NHÓM LAN CATTLEYA
3.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ lý tưởng cho Cattleya phát triển là 20 – 22 độ C vào ban ngày và 16 – 18 độ C vào ban đêm. Tuy nhiên, biên độ nhiệt độ dao động từ 20 – 30 độ C thì Cattleya vẫn phát triển tốt.
3.2 Ẩm độ
Cattleya cần ẩm độ hơi khô, khoảng 40 – 70%.
3.3. Ánh sáng
Cattleya thích hợp với cường độ ánh sáng mặt trời còn khoảng 50%.
3.4. Độ thông thoáng và giá thể
– Cattleya cần độ thông thoáng cao, ta nên làm vườn cao (khoảng 3m) và treo chậu cách chậu khoảng 10 – 15 cm.
– Vì Cattleya cần độ thông thoáng cao nên giá thể cần làm chất trồng là than hoặc dớn.
3.5. Dinh dưỡng
Cattleya không đòi hỏi nhiều dinh dưỡng như Dendrobium. Có thể dùng phân NPK 30 – 10 – 10 cho thời kỳ cây con, NPK 20 – 20 – 20 cho thời kỳ sinh trưởng mạnh và NPK 10 – 10 – 30 để cây ra hoa. Có thể phun bổ sung Vitamin B1 định kỳ 10 ngày/lần.
3.6. Phòng trừ sâu bệnh hại
Nhóm lan Cattleya thường bị các loại sâu bệnh hại như sau:

Rệp vảy: Đây là loài côn trùng cắn phá lan Cattleya nhiều nhất, chúng hút nhựa lá và giả hành, làm vàng lá, khô cây. Sử dụng  Cypermethrin, Acephate, Dragon, Lancer, SecSaigon.
Bệnh đen gốc: Do nấm Furarium sp. gây ra. Sử dụng Benzeb 70 WP, Zineb, Bendazol, Zin, Dipomate, Cadilac.
3.7. Kỹ thuật trồng
3.7.1. Trồng cây lan từ chai mô
– Có thể trồng trên lưới (như nhóm lan Mokara và Vanda).
– Hoặc trồng bằng cách bó giá thể là xơ dừa (như nhóm lan Demdrobium).
3.7.2. Kỹ thuật trồng cây lan từ việc chiết cây
Trồng trong chậu
– Chuẩn bị chậu (có thể là chậu đất nung hoặc chậu nhưạ), có nhiều lỗ xung quanh chậu tạo sự thông thoáng cho cây sinh trưởng tốt.
– Chuẩn bị giá thể trồng: chất trồng là than và dớn cọng.
– Để vào đáy chậu 1 miếng than lớn, kế đó là lớp than nhỏ.
– Dùng dây kẽm xiết nhẹ cây lan vào thành chậu cho cây đứng vững, sau đó để thêm than và dớn cọng vào.
Trồng bằng cách ghép cành
– Sử dụng thân cây còn sống, cây lan được trồng ghép phải nhận được ánh sáng ban mai.
– Sử dụng thân cây đã chết (cây vú sữa, bóc vỏ), cắt thành các khúc ngắn để treo hay thành những đoạn dài để đứng, có giàn che cây lan.
– Buộc một miếng xơ dừa vào thân cây rồi buộc chồng lên đó gốc lan muốn trồng để giữ độ ẩm cây. Vào mùa mưa hay những nơi thời tiết quá ẩm không cần dùng xơ dừa. Khi buộc phải để gốc lan nằm lộ ra ngoài không khí, rễ lan ló ra.
IV. NHÓM LAN PHALAENOPSIS (Hồ Điệp)

vườn lan hồ điệp đỏ
vườn lan hồ điệp đỏ

4.1. Nhiệt độ
Hồ điệp là lan của vùng nhiệt đới; nhiệt độ tối thiểu 22 – 25 độ C vào ban ngày và 180 C vào ban đêm. Nhiệt độ lý tưởng để cây phát triển từ 25 – 27 độ C.
4.2. Ẩm độ
Hồ điệp cần ẩm độ cao, tối thiểu 60%.
4.3. Ánh sáng
Hồ điệp cần ánh sáng yếu vì hồ điệp là loại lan ưa bóng. Ánh sáng chỉ 20 – 30% là đủ. Tuy nhiên cũng không phải để hồ điệp ở nơi qúa râm mát, vì ánh sáng rất cần cho sự phát triển và trổ hoa.
4.4. Độ thông thoáng
Hồ điệp là loài lan rất dễ bị bệnh thối lá. Sự thông thoáng giúp lá cây mau khô sau khi tưới; bộ rễ không bị úng nước sẽ hạn chế rất nhiều bệnh.
4.5. Giá thể và dinh dưỡng
– Giá thể để trồng hồ điệp là dớn, than, nhằm đảm bảo đủ độ ẩm cho cây.
–  Điệp cần dinh dưỡng quanh năm vì cây không có mùa nghỉ. Lưu ý khi dùng phân không dùng nồng độ cao và phun lên đọt, nhất là lúc lá non mới nhú ra từ đỉnh sinh trưởng.
– Cây dươí 12 tháng tuổidùng NPK 30 – 10 – 10, sau đó dùng NPK 20 – 20 – 20 cho đến lúc ra hoa. Tuy nhiên, có thể bón bổ sung thêm phân giàu Kali như NPK 10 – 10 – 30 để cây cứng cáp vào mùa mưa.
– Cây trưởng thành (1 8 – 24) tháng tuổi nên đổi sang dùng phân NPK 10 – 10 – 30 cho đến khi nhú cành hoa, hoa nở và tan.
4.6. Phòng trừ sâu bệnh hại
Bọ trĩ: Bọ trĩ chích tạo vết thương trên lá, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào lá nhanh chóng. Có thể sử dụng Lannate 40 SP, Supracide 40 EC/ND (nồng độ theo khuyến cáo), SK99 (20cc) + Dragon (5cc) pha bình 8 lít nước.
– Bệnh thối nâu vi khuẩn: Do vi khuẩn Erwnia carotovora gây ra. Ban đầu vết bệnh có màu nâu nhạt, hình tròn mọng nước về sau chuyển thành màu nâu đen. Bệnh hại cả thân, lá, mầm làm các bộ phận trên bị thối. Sử dụng Kasumin để phun phòng trị, Saipan + Mexyl hoặc Saipan + Alpine hoặc Mexyl + Alpine..
4.7. Kỹ thuật trồng
–  Hồ Điệp là đối tượng cây trồng nhất thiết phải cần giá thể.
– Dù trồng cây lan từ chai mô hay cây trưởng thành cũng cần đảm bảo các bước sau:
– Hồ điệp có thể trồng trong khay nhựa hoặc chậu đất nung với giá thể là dớn nhuyễn và than.
– Chuẩn bị khay (hoặc chậu đất nung).
– Chuẩn bị dớn và than.
– Để than dưới đáy chậu, sau đó bỏ than nhỏ dần đến miệng chậu.
– Đặt cây hồ điệp vào giữa chậu.
– Trên cùng phủ một lớp nhuyễn để giữ ẩm

lan Vũ nữ
lan Vũ nữ

V. NHÓM LAN ONCIDIUM (VŨ Nữ)
5.1. Nhiệt độ

Nhiệt độ cho nhóm lan Oncidium thích hợp khoảng 25 độ C.
5.2. Ẩm độ
Cần ẩm độ trung bình 50 – 70%.
5.3. Ánh sáng
Cường độ ánh sáng khoảng 50%. Ánh sáng yếu hơn cây vẫn phát triển tốt như thân, lá xanh đẹp, tuy nhiên cho hoa kém.
5.4. Dinh dưỡng
Vì cây có giả hành lớn, mập, có khả năng dự trữ dinh dưỡng để nuôi cây. Có thể bón phân mỗi tuần 2 lần, cần tăng cường phân Kali.
5.5. Giá thể
Chất trồng để trồng lan Oncidium cần ẩm nhưng thoát nước tốt như than hoặc xơ dừa.
5.6. Phòng trừ sâu bệnh hại
Sâu bệnh hại chủ yếu trên nhóm lan vũ nữ :
– Ốc: Phòng trừ bằng cách sử dụng Deadline  40 (nồng độ theo khuyến cáo), Dioto.
– Bệnh thối mềm vi khuẩn: do vi khuẩn Pseudomonas gladioli gây ra. Vết bệnh có hình dạng bất định, ủng nước, màu trắng đục, thường lan rộng theo chiều rộng của lá. Gặp thời tiết ẩm ướt mô bệnh bị thối úng, thời tiết khô hanh mô bệnh khô tóp có màu trắng xám, sử dụng 1 trong 3 hỗn hợp: Saipan + Mexyl.MZ, Saipan + Alpine, Mexyl.MZ + Alpine.
5.7. Kỹ thuật trồng
5.7.1. Trồng cây lan từ chai mô
– Cũng giống như phương pháp trồng từ chai mô của lan Mokara và Vanda. Khi trồng cây con (cây cấy mô) phải rửa sạch môi trường nuôi cấy dính trên thân, lá, rễ cây bằng nước sạch 3 lần, tránh bị côn trùng cắn phá và nhiễm bệnh.
– Có thể trồng 1 trong 2 cách như sau:
Trồng trên lươí.
* Trồng trong khay nhựa bằng cách bó một ít xơ dừa quanh rễ.
5.7.2. Trồng cây trưởng thành
Có thể trồng 1 trong 2 cách sau:
Trồng trong chậu (giống như trồng lan Dendrobium) nhưng cần giá thể ít hơn.
Trồng trên khúc cây (giống trường hợp như lan Cattleya).

Giới thiệu nhatkhoa 2069 bài viết
Cảm ơn bạn đã xem qua bài viết! Nếu bạn cần mua lan vui lòng liên hệ Anh Châu - 090 3166673 - 0923 266 299 ĐỊA CHỈ: 196 Trịnh Đình Trọng Phường Phú Trung, Quận Tân Phú, Tp Hồ Chí Minh

Hãy bình luận đầu tiên

Gửi phản hồi