HOÀNG THẢO DUYÊN DÁNG – Thủy tiên hường, thuỷ tiên tím amabile
Tên latin:amabile (lour.),O’Brien Castilla amabile Lour.
Phân bố:Phân bố ở miền Trung VN, loài đặc hữu Việt Nam,
Cây thộc loại giả hành lớn, khác với farmeri thân vuông, amabile thân tròn, màu nâu hoặc xanh đen; dài từ 40-100 cm, lá mọc so le từ khoảng giữa thân đến ngọn. Hoa mọc từ gốc lá, có nhiều kiểu hoa
Các tên Việt Nam khác Thủy tiên hường, thuỷ tiên tím hay lan kiều tím
Tên Latin đồng danh: Callista amabilis Lour. 1790; Dendrobium bronckartii De Wild. 1906; Epidendrum callista Raeusch. 1797…
Nở hoa từ Xuân sang hè
Điều kiện nuôi trồng: Trồng nơi có nhiều nắng
W = warm nóng từ 60-90°F hay 15.6-32.2°C
I = intermediate vừa từ 50-80°F hay 10-26.7°C
Ẩm độ: 50-70%
– Cách trồng: treo nơi thoáng mát .Ghép dớn, ghép cây hay bỏ chậu chú ý để cây trong mát sau khi ra rễ mới để lan tiếp xúc với nắng .
Phát hoa màu tím, cánh trắng họng vàng (Thường gọi là kiều hồng, kiều hường)
Đặc điểm nhận dạng thủy tiên tím:
Lá hơi thuôn nhọn, rất dày và cứng, thân dài màu nâu đen, thường có 3 đến 4 lá trên thân.
Là họ thủy tiên nên ưa ẩm, trồng nơi có nắng, khi cây đã thuần thì có thể phơi nắng 100%
Phần lớn Dendrobium rừng Việt Nam nở hoa vào cuối xuân, đầu hè. Trước khi phát hoa, lan thường rụng lá trơ trụi để lại những cành khô đét trông không khác gì một thanh củi khô. Lúc này, các bác chưa có kinh nghiệm thường tưởng cây đuối sức nên tăng cường tưới tắm, phân lạc và như vậy thà đem giết nó đi còn đỡ dã man hơn. Tính từ thời điểm rụng lá đến khi phát vòi, lan thường nghỉ gần một tháng, hãy tăng cường lượng, độ dài chiếu sáng và hạn chế tưới nước vào thời điểm nhạy cảm này.
Thế rồi từ những cành trơ khấc như của sự chết ấy, từ những vết lá rụng, những mầm hoa bắt đầu nhú ra tinh khiết đến ngẩn ngơ. Lưu ý, nếu thấy mức độ phát vòi nhiều thì thông thường có hai khả năng: hoặc là cây quá sung hoặc là cây đang dồn sức để làm nhiệm vụ thiêng liêng cuối cùng, thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt. Do đó nếu thấy cây èo uột thì nên cắn răng, bấm bụng mà cắt bỏ chồi hoa, dành sức để cây có thể gượng lại mà phát ki mới. Nếu không muốn đấy là lần ra hoa cuối cùng và tất nhiên trong trường hợp này nó sẽ rất đẹp, đẹp hơn lúc nào hết, cái đẹp trước giờ phút sinh tử…
Loài Hoàng thảo (Dendrobium) này thuộc dòng thủy tiên có những tên Việt là hoàng thảo duyên dáng, thủy tiên tím, thủy tiên hường, kiều tím,… với danh pháp khoa học là Dendrobium amabile (Lour.) O’Brien. Đây là loài lan quý hiếm, được xếp vào mức nguy cấp (EN) theo thang phân chia của International Union for Conservation of Nature (IUCN) và được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam, tr.332.
Tại Âu châu, Mỹ châu, loài lan đặc hữu Việt Nam này làm mưa làm gió trên các thị trường hoa cảnh với giá cao ngất ngưỡng từ vài trăm đến nghìn mỹ kim. Trong khi đó, tại các đầu nậu thu mua và buôn bán trái phép lan rừng tại các thành phố Pleiku, Kontum, Ban Mê,… chúng chất thành đống và bán với giá 120,000 đến 150,000 đồng một… ký, hàng vụn bán cho dân chơi lan, hàng tuyển chờ gom đủ thì xuất sang bên kia biên giới. Cây lan này Phan mỗ có được trong một cuộc giao dịch bất đắc dĩ mà theo tìm hiểu của Trần Phan cái giá này được đã đẩy lên cao gấp bốn năm lần so với cái giá “thu mua tận gốc” từ bà con người dân tộc bản địa…
Người ta đang làm công tác quản lý và bảo tồn bằng các pa-nô, khẩu hiệu. Ai kêu trời cứ kêu, ai giết cứ giết, cái kiểu hô hào để rồi “ai nhớ cứ nhớ, ai đi cứ đi, chiến trường súng nổ” bảo sao lan rừng bây giờ vắng bóng trong tự nhiên. Trần Phan cũng mệt mỏi với các “đề tài nghiên cứu khoa học” và với cái lối hò hét này lắm rồi, chỉ ước sao mình có tiền, có không gian để những cây lan quý hiếm này còn sống được ngày nào hay ngày đó với một giấc mơ có phần xa xỉ là một ngày sẽ trả chúng về với bao la…
Trong một entry trước, trò chuyện với bác Doan Tran đang sống tại U.S.A., bác ấy có dẫn lại phát biểu của một bạn trẻ “khai thác tài nguyên thiên nhiên hiện nay như một người bệnh đi bán máu mà sống”. Chí lý mà đau đớn lắm thay!
Gạt qua những nỗi buồn, mời bà con chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ lạ, hiếm có của loài lan độc đáo này. Xin nhắc lại, đây là loài đặc hữu Việt Nam..
Gửi phản hồi